GS
Nguyễn vĩnh Thượng
Trước
khi xác định Phật Giáo như là một hệ thống tư tưởng triết học (Buddhism as a
philosophy) hay là một tôn giáo (Buddhism as a religion), chúng ta sẽ tìm hiểu
triết học là gì? và Phật giáo là gì?
I . Triết học
là gì?
Triết học
(philosophy) là một từ có nguồn gốc từ tiếng Hy lạp cổ đại: philosophia ( tiếng
phiên âm theo Anh văn), có nghĩa là lòng yêu mến sự hiểu biết. Nói rộng hơn,
triết học là những quan niệm, tư tưởng, thái độ của một cá nhân hay một nhóm
người siêu việt.
Hai chữ
Triết học (哲學) đã xuất hiện ở Trung quốc và Việt
Nam từ ngày phong trào văn hoá Âu Tây du nhập vào khoảng cuối thế kỷ 19 sang đầu
thế kỷ 20. Trước đó, người Trung quốc thường dùng hai chữ Đạo học (道學).
Theo lối chiết tự trong Hán văn thì chữ Triết (哲) gồm có bộ thủ (手/扌) gốc ở chữ thủ (手
) là cánh tay, chữ cân (斤) là cái rìu , với chữ khẩu (口) là cái miệng; cả 3 chữ ấy hội ý lại thì có
nghĩa là phân tích để biết. Như vậy, triết học có nghĩa là đi tìm chân lý bằng
cách phân tích sự vật.
Ở Ấn độ,
các nhà tư tưởng dùng chữ “Anviksiti-vidya”(= khoa học tìm tòi khảo cứu) có nghĩa
tương đương với chữ “triết học”. Còn có một danh từ đồng nghĩa là
“Tarkacastra”( = sự hiểu biết căn cứ vào suy luận ). Còn chữ “Darsanas” có
nghĩa là quan điểm, cách xem xét của một hệ thống triết học đặc biệt,
“Darsanika” (philosopher) là triết gia, là người được nhiều người khác biết đến
qua hệ thống triết học của vị đó. Ngày nay người Ấn độ thường dùng chữ
“Tattvavidya-castra (= sách nói về khoa học chân lý) để chỉ chữ triết học.
xem tiếp, mời bấm vào đây PHẬT GIÁO NHƯ LÀ MỘT TRIẾT HỌC hay MỘT TÔN GIÁO
xem tiếp, mời bấm vào đây PHẬT GIÁO NHƯ LÀ MỘT TRIẾT HỌC hay MỘT TÔN GIÁO