marque

*** Chào mừng bạn đang ghé thăm trang web An Phong An Bình***

Thứ Hai, 23 tháng 1, 2017

Duyên Khởi hay Thập Nhị Nhân Duyên


                                      

GS Nguyễn Vĩnh Thượng

 
Lời tác giả: Việc biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những chỗ sai sót, chúng tôi ước mong được sự lượng thứ của các bậc cao minh. Những sự sửa sai và bổ khuyết của quý vị độc giả để bài viết này được đầy đủ và hoàn hảo hơn trong lần viết lại; đó quả là niềm vinh hạnh cho chúng tôi.
NVT

Hiểu tư tưởng Duyên Khởi thì hiểu Triết học Phật giáo. Thuyết “duyên khởi” là một nền tảng triết lý rất quan trọng trong lời giáo huấn của Đức Phật.

Sau khi đắc đạo, Đức Phật đã căn cứ vào lẽ sanh khởi của dukkha (những điều không hài lòng, căng thẳng, khổ đau…) mà nói lên sự liên hệ nhân quả của nó gồm có 12 thứ/ 12 chi. Ngài lập ra thuyết “duyên Khởi”.

Trong bài này tôi sẽ trình bày:
I.-Các định nghĩa: 1.Thuyết Duyên Khởi  hay  Thập nhị nhân duyên; 2.-Luật Nhân, Duyên, Quả/ Luật Nhân Quả; 3.-Ảnh hưởng của Luật Nhân Quả trong đời song của chúng ta.
II.-Nội dung của Thập nhị nhân duyên.
III.- A.-Bản Thể Luận trong thuyết Duyên Khởi.
     - B.-Biện chứng Pháp trong thuyết Duyên Khởi.
IV.-Kết Luận.
 

I.-Định nghĩa: thuyết Duyên Khởi và Thập nhị nhân duyên.

Trong Kinh Phật Tự Thuyết (Udana, Tiểu Bộ Kinh I, tr. 291), Đức Phật nói:
“Vì cái này có, cái kia có. (imasmim sati idamhoti).
Vì cái này sinh, cái kia sinh. (imassuppàda idam uppajjati).
Vì cái này không, cái kia không. (imasmim asati idam na hoti).
Vì cái này diệt, cái kia diệt. (imassa nirodhà idam airujjhata”

Bốn câu trên cho thấy sự tương liên, tương tác trong sự hiện hữu liên tục của mọi sự vật, và sự tương liên, tương tác trong sự hủy diệt của mọi sự vật. Căn cứ trên nguyên tắc này, thuyết Duyên Khởi được thành lập.
Thuyết Duyên khởi (Hán. 縁起, Sa. pratītyasamutpāda, Pa. paṭiccasamuppāda,  cũng được gọi là Nhân duyên sinh (因縁生), và vì bao gồm 12 thứ/ 12 thành phần nên cũng có tên  là Thập nhị nhân duyên (十二因縁, Sa. Dvādaśanidāna/ dvādaśāṅgapratītyasamutpāda).


Xem tiếp: Duyên khởi