marque

*** Chào mừng bạn đang ghé thăm trang web An Phong An Bình***

Thứ Ba, 29 tháng 12, 2020

Tư tưởng thiền học của Tuệ Trung Thượng Sĩ

                       

Gs Nguyễn Vĩnh Thượng

 

                    Trong chương này, tôi sẽ trình bày:

                           I. Tiểu sử của Tuệ Trung Thượng sĩ.
                           II.Tinh thần phá chấp triệt để:
                                  A. Vấn đề ăn chay và ăn mặn.
                                  B. Vấn đề giới luật.

                           III. Pháp môn bất nhị.
                           IV. Tinh thần “hoà quang đồng trần”.
                           V. Vấn đề sống chết.
                           VI. Kết luận về Tuệ Trung Thượng sĩ.

 

I.           Tiểu sử của Tuệ Trung Thượng sĩ (1230 – 1291):

                 Tuệ Trung là Pháp danh, tục danh là Trần Tung hay Trần Quốc Tung. Ông là con trưởng của Trần Liễu, anh ruột của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và Hoàng Hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm (vợ của vua Trần Thánh Tông và là mẹ của vua Trần Nhân Tông).

                 Ông là một tôn thất nhà Trần dưới vương triều Trần Thánh Tông. Thuở nhỏ, Trần Tung bản chất thông minh.Lớn lên có sức học uyên bác về nội điển (Kinh sách Phật giáo) và ngoại điển (các sách vở ở ngoài Phật giáo như Tứ Thư, Ngũ Kinh . . .). Nhờ ông đã có thiện duyên học hỏi các vị đại sư tài giỏi người Việt Nam và Trung Hoa, nên ông đã trở thành một cư sĩ thâm cứu sâu xa giáo lý nhà Phật và đã đạt được yếu chỉ của Thiền tông. Ông tu tại gia, có vợ con và hầu thiếp (xem thêm phần Thượng sĩ hành trạng ở cuối cuốn sách Tuệ Trung Thượng sĩ ngữ lục).
        Ông đã từng cầm quân đánh đuổi giặc ngoại xâm Nguyên-Mông hai lần (1285 và 1287-1288). Sau khi kháng chiến thành công, Trần Tung được phong chức Tiết Độ Sứ cai quản quân dân ở đất Lộ Hồng (hay Hồng Lộ). Lộ Hồng vào thời Trần là một lãnh địa rất quan trọng về chiến lược đối với Kinh đô Thăng Long. Vào thời Lê, Lộ Hồng gọi là trấn Hải Dương. Lộ Hồng vừa là vựa lúa, vừa là vùng đất án ngữ để bảo vệ mặt phía Đông của Kinh Đô, ngăn cuộc tấn công, nếu có, của địch quân từ biển Đông. Sau đó không lâu, ông lui về ấp Tịnh Bang (nay là huyện Vĩnh Bảo, ngoại thành Hải Phòng). Rồi ông đổi tên là “Vạn Niên Hương” (Quê hương muôn tuổi), và lập “Dưỡng Chân Trang” để tạo cảnh yên tĩnh và tu hành thiền đạo. Đây không phải là chùa, không phải là am, mà là một “dã thự” , một biệt thự nơi thôn dã, có nhà, có vườn với một vùng phong cảnh xanh tươi khoáng đạt; đây chính là nơi ẩn cư của ông. Nơi đây, Ông giảng dạy Phật pháp cho mọi người: dân, quan, vua, và dìu dắt người sơ cơ.
           Vua Trần Thánh Tông rất kính nể kiến thức uyên bác của ông nên vua tôn ông là sư huynh và ban cho hiệu là Thượng Sĩ (1) , còn nhờ ông dạy Phật học, thiền học cho Thái Tử, sau này là vua Trần Nhân Tông.

 

Xem thêm: Tư tưởng thiềnhọc của Tuệ Trung Thượng Sĩ trang (154 - 194)