marque

*** Chào mừng bạn đang ghé thăm trang web An Phong An Bình***

Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2016

Việc phiên dịch kinh điển Phật giáo ra chữ Quốc ngữ


GS Nguyễn Vĩnh Thượng




Lời tác giả: Việc biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những chỗ sai sót, chúng tôi ước mong được sự lượng thứ của các bậc cao minh. Những sự sửa sai và bổ khuyết của quý vị độc giả sẽ giúp  bài viết này được đầy đủ và hoàn hảo hơn trong lần viết lại; đó quả là niềm vinh hạnh cho chúng tôi.
                                                                                                           
NVT

Có hai Đại Tạng Kinh được truyền đến Việt Nam: 
- Tam Tạng Kinh (Tipitaka) tiếng Pali thuộc Phật giáo Nam phương được truyền đến Việt Nam do Phật giáo Nguyên Thuỷ từ Sri Lanka.
-Đại Tạng Kinh (
   )  tiếng Hán dịch từ tiếng Sanskrit và các thổ ngữ khác của Ấn độ, Phật giáo Bắc phương truyền đến Việt Nam từ Trung quốc.
Việc phiên dịch các Đại Tạng Kinh điển ra chữ Quốc ngữ rất giúp ích cho Tăng Ni, Cư Sĩ, Phật tử và các nhà nghiên cứu Phật học vì nhờ bản dịch họ có thể đọc và  hiểu dễ dàng tư tưởng triết học Phật giáo khi trình độ đọc chữ Pali và chữ Hán của họ còn kém.                                                                    
Bài viết này sẽ trình bày: I.- Tóm lược lịch sử Phật giáo Việt Nam. II.- Tiến trình việc phiên dịch kinh điển Phật giáo ra chữ Quốc ngữ. 

I.- Tóm lược lịch sử Phật giáo Việt Nam

Phật giáo truyền vào Việt Nam vào khoảng năm 189 CN theo con đường biển (sea route) hay còn gọi là con đường hồ tiêu (spice route), gọi như vậy là vì các ghe tàu chở các đồ gia vị từ Ấn độ, Nam dương đến Giao châu (Bắc phần hiện nay) rồi đem các đồ gia vị qua Trung quốc để bán. Trên ghe tàu, họ thường thỉnh theo các tăng sĩ để cầu an, nhân cơ hội đó các vị tăng sĩ này đến Giao châu để truyền bá Phật giáo. Phật giáo còn truyền đến Giao châu bằng con đường bộ từ Trung quốc, Phật giáo truyền từ Ấn độ đến Trung quốc bằng con đường bộ gọi là con đường tơ lụa (silk route), gọi như vậy là vì con đường bộ này là nơi buôn bán, trao đổi hàng tơ lụa của Trung quốc với các gia vị của Ấn độ, các thương gia Ấn cũng có các tăng sĩ Phật giáo đi theo để cầu an và cũng nhân cơ hội đó để truyền bá Phật giáo. Khoảng thế kỷ III CN, ở Giao châu có khoảng 500 tăng sĩ. Bộ kinh “Tứ Thập Nhị Chương” và khoảng 15 bộ kinh khác đã được lưu hành tại đây.

Xem tiếp, mời bấm vào đây:Việc phiên dịch KĐPG ra chữ Quốc ngữ.