marque

*** Chào mừng bạn đang ghé thăm trang web An Phong An Bình***

Thứ Ba, 15 tháng 3, 2016

Triết học nước Pháp


Tác giả: Henri Bergson (1859 – 1941)
Dịch giả: Phạm Quỳnh (1892 – 1945)

Giới thiệu: Bài này trích từ quyển Thượng Chi Văn Tập, do Bộ Giáo Dục VNCH xuất bản năm 1962.
Triết học nước Pháp về thế kỷ thứ 19 chia ra hai phần. Một phần mới thuật đó là chuyên chú về mặt sinh lý cùng tâm lý. Còn một phần nữa vẫn kế thừa học thống các đời trước mà lấy vạn vật, linh tính người ta làm mục đích cho sự tư tưởng.

Về đầu thế kỷ thứ 19, nước Pháp đã có một nhà siêu hình học lỗi lạc nhất tự đời Descartes, cùng Malebranche đến giờ: Maine de Brian (1766-1824). Học thuyết của ông khi mới xuất hiện không có mấy người biết, nhưng từ đấy đến nay ảnh hưởng mỗi ngày một rộng thêm ra. Cái đường lối ông đã mở ra có lẽ chính là đường lối của siêu hình học tất phải đi đến. Người ta thường gọi ông là “ông Kant của nước Pháp”, nhưng tư tưởng của ông thật là trái với tư tưởng nhà triết học Đức. Nhà triết học Đức cho rằng trí tuệ người ta không thể tới cõi tuyệt đối; ông thì nói rằng trí tuệ người ta có thể tới được cõi tuyệt đối được, nên lấy tuyệt đối làm mục đích cho tư tưởng mình. Như khi người ta gắng sức làm việc gì, biết rằng mình gắng sức, biết rằng sự gắng sức ấy ở mình mà ra, thế thì sự biết ấy không phải là sự biết thường, chính là một sự biết đặc biệt, vì không phải biết cái hiện tượng ở ngoài là sự gắng sức, mà biết cái chân tưởng ở trong là cái tự đó mà sinh ra gắng sức; chân tướng ấy tức Kant gọi “bản thể” (la réalité en soi) mà nói rằng người ta không bao giờ biết được. Nói rút lại thì siêu hình học của Maine de Brian là muốn cho trí tuệ người ta càng ngày càng xét sâu trong cõi “nội tâm”, tất thấy càng ngày càng tự cao minh lên, cho đến đạt tới cõi “tuyệt đối” của trời đất. Ông phát ra tư tưởng ấy, suy diễn cho đến cùng, không phải chỉ chủ tâm lập thành một học thuyết, xây lên một cái lâu đài lý tưởng mà thôi.
Xem tiếp, mời bấm vào đây: Triết học nước Pháp
Nguồn: 
www.chungta.com