marque

*** Chào mừng bạn đang ghé thăm trang web An Phong An Bình***

Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2016

Ngày tựu trường


   Tác giả Anatole France (1844 – 1924)
    Dịch giả Bình An




Lời dịch giả: Đoạn văn ngắn này được trích từ quyển tự truyện “Le Livre de mon ami”(Cuốn sách của bạn tôi) của nhà đại văn hào người Pháp là Anatole France (1844 – 1924). Ông đã đạt được giải thưởng Nobel về văn học (Nobel Prize in Literature) vào năm 1921. “Le Livre de mon ami” là một cuốn hồi ức ghi lại những kỷ niệm của tác giả trong những ngày thơ ấu và niên thiếu, truyện này được xuất bản vào năm 1885. Tác giả đã tạo dựng một nhân vật chính là chàng tuổi trẻ Pierre Nozière. Anatole France đã ghi lại hồi ức của mình qua nhân vật Pierre Nozière.

 *-*-*

Tôi sẽ kể cho bạn nghe những gì mà hằng năm làm tôi nhớ lại: đó là bầu trời mùa thu đầy xao động, những buổi ăn chiều đầu tiên dưới ánh đèn và những chiếc lá đã đổi màu vàng trên những cành cây lay động; tôi sẽ kể cho bạn nghe những gì mà tôi nhìn thấy khi đi ngang qua vườn Luxembourg vào những ngày đầu tháng Mười: lúc ấy trời man mác buồn nhưng đẹp hơn bao giờ, đó là lúc những chiếc lá vàng rơi, từng cái, từng cái một rơi xuống bờ vai của những pho tượng trắng.

Điều tôi trông thấy ở trong vườn vào lúc ấy là một cậu bé, hai tay trong túi quần, cập da đeo trên lưng, trên đường đi tới trường cậu nhảy nhót như một con chim sẻ.

Chỉ có trí tưởng tượng của tôi mới nhìn thấy những gì qua cậu bé ấy; vì cậu ta chính là hình bóng của chính tôi cách đây hai mươi lăm năm.

[ . . . ] Cách đây hai mươi lăm năm, cùng lúc này, có một cậu bé băng ngang qua khu vườn xinh đẹp này để mong tới trường học trước 8 giờ sáng. Cậu ấy đã thấy lòng xe thắc lại: đó là ngày tựu trường.

Cậu bé ấy đã nhảy tung tăng, sách vở mang trên lưng và con vụ ở trong túi. Ý nghĩ gặp lại bạn bè làm cho cậu cảm thấy vui vui trong lòng. Cậu ấy biết rằng  sẽ có biết bao câu chuyện để kể lại cho bạn mình nghe và chính mình sẽ nghe bạn bè kể lại biết bao câu chuyện khác.

[ . . . ] Thế là cậu ấy băng ngang qua vườn Luxembourg trong không khí mát mẻ của buổi bình minh. Những gì cậu ấy trông thấy lúc bấy giờ thì tôi cũng trông thấy lại ngày hôm nay.

Cũng cùng một bầu trời, cũng cùng một lối đi, những cảnh vật vẫn còn giữ linh hồn của ngày xưa, linh hồn đó làm cho tôi vui, làm cho tôi buồn, và làm cho tôi bâng khuâng, nhưng ngày nay cậu bé ấy không còn nữa.

Đó là lý do tại sao càng về già tôi càng nhớ lại ngày tựu trường của những  ngày tháng thời thơ ấu.
Anatole France



Nguyên văn tiếng Pháp:
                              
La rentrée des classes
Anatole France (1844 – 1924)
extrait de Le livre de mon ami (1885)


Je vais vous dire ce que me rappellent tous les ans, le ciel agité de l’automne, les premiers dîners à la lampe et les feuilles qui jaunissent dans les arbres qui frissonnent ; je vais vous dire ce que je vois quand je traverse le Luxembourg dans les premiers jours d’octobre, alors qu’il est un peu triste et plus beau que jamais ; car c’est le temps où les feuilles tombent une à une sur les blanches épaules des statues.

Ce que je vois alors dans ce jardin, c’est un petit bonhomme qui, les mains dans les poches et sa gibecière au dos, s’en va au collège en sautillant comme un moineau.

Ma pensée seule le voit ; car ce petit bonhomme est une ombre ; c’est l’ombre du moi que j’étais il y a vingt-cinq ans .

[…]  Il y a vingt-cinq ans, à pareille époque, il traversait, avant huit heures, ce beau jardin pour aller en classe. Il avait le coeur un peu serré : c’était la rentrée.

Pourtant, il trottait, ses livres sur son dos, et sa toupie dans sa poche. L’idée de revoir ses camarades lui remettait de la joie au coeur. Il avait tant de choses à dire et à entendre!

[. . .] C’est ainsi qu’il traversait le Luxembourg dans l’air frais du matin. Tout ce qu’il voyait alors, je le vois aujourd’hui.

C’est le même ciel et la même terre; les choses ont leur âme d’autrefois, leur âme qui m’égaye et m’attriste, et me trouble ; lui seul n’est plus.

C’est pourquoi, à mesure que je vieillis, je m’intéresse de plus en plus à la rentrée des classes.
Anatole France