marque

*** Chào mừng bạn đang ghé thăm trang web An Phong An Bình***

Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2016

Việc phiên dịch Kinh điển Phật giáo ra chữ Hán


                                                                      
  GS  Nguyễn Vĩnh Thượng


Lời tác giả: Việc biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những chỗ sai sót, chúng tôi ước mong được sự lượng thứ của các bậc cao minh. Những sự sửa sai và bổ khuyết của quý vị độc giả sẽ giúp  bài viết này được đầy đủ và hoàn hảo hơn trong lần viết lại; đó quả là niềm vinh hạnh cho chúng tôi.
                                                                                                          
NVT

Vào đầu thế kỷ 12, quân Hồi giáo đã xâm chiếm Ấn-độ, với bản chất tàn bạo họ đã tàn sát các Tăng Ni, Phật tử, đốt sạch các Kinh điển Phật giáo, phá hoại các đền chùa Phật, họ cũng cướp bóc tài sản và tàn phá những gì không thuộc Hồi giáo. Phật giáo đã bị tiêu diệt nơi xứ Phật.  Nhưng may mắn thay cho đạo Phật, dưới triều đại vua Asoka vào thế kỷ thứ 3 trưóc. CN, Phật giáo đã được truyền qua xứ Sri Lanka/Tích Lan, Miến điện ... Rồi đến khoảng thế kỷ 1 CN, Phật giáo được truyền đến Giao Châu/Việt Nam, Trung quốc, Phù Nam, Cao Ly, Nhật bản… Tam tạng kinh của Thượng Toạ Bộ/ Phật giáo Nguyên Thuỷ được truyền qua Sri Lanka, các kinh điển Mật giáo được truyền sang Tây tạng;  Tam tạng kinh  của Phật giáo nguyên thuỷ, Phật giáo Phát triển/Phật giáo Đại thừa đã được truyền sang Trung quốc. Kho tàng Phật điển ở Trung quốc vô cùng đồ sộ. Mãi đến thế kỷ thứ 18, quân Hồi dần dần suy yếu. Sau đó Ấn độ trở thành thuộc địa của Anh quốc, Phật giáo mới bắt đầu phục hồi trở lại. Vào  thế kỷ 19, các vị trong phong trào phục hồi đạo Phật ở Ấn độ đã mượn Đại tạng Kinh  Phật giáo chữ Hán để dịch ngược lại chữ Sanskrit, và quý vị này cũng thỉnh Tam tạng kinh Pali từ Sri Lanka. Như vậy việc phiên dịch kinh điển Phật giáo ra chữ Hán đã giúp ích cho việc phục hồi Phật giáo ở Ấn độ.
                   

                      
Bài viết này sẽ được trình bày như sau:  
             I.   Phật giáo truyền đến Trung Hoa từ Ấn độ qua con đường tơ lụa và con đường hồ tiêu.
             II.   Những khó khăn bước đầu trong việc dịch thuật Kinh điển Phật giáo ra chữ Hán:
                            - Ngôn ngữ Trung Hoa và Ấn độ hoàn toàn khác nhau. Quan niệm triết học cũng khác xa.
                            - Chữ cách nghĩa của “Phật giáo Ko-I” (Ko-I Buddhism/Taoist-influenced Buddhism).
                            - 
Những lý thuyết dịch thuật của các đại sư: Đạo An (312 – 385) [xem thêm chi tiết ở III.-3: Thời đại nhà Tấn], Cưu-ma-la-thập (Kumarajiva, 344 – 413) và Huyền Trang/ Tam Tạng Pháp Sư (600 – 664)[xem thêm chi tiết ở III.-6: Thời đại nhà Đường].
              III.   Quá Trình việc phiên dịch kinh điển Phật giáo ra chữ Hán và sự phát triển của Phật giáo ở Trung Hoa:
                Các sự kiện lớn đáng chú ý:
                            - Kinh Tứ Thập Nhị Chương được dịch ra tiếng Hán đầu tiên vào thế kỷ I.
                           - Chùa Bạch Mã: ngôi chùa Phật giáo đầu tiên ở Trung Hoa được vua Minh Đế (58 – 75), thời Hậu Hán, xây cất
vào năm 68 CN ở phía Đông thành Lạc Dương (tỉnh Hà Nam ngày nay).
                           - Đạo An đại sư đã cải họ Thích (
,Shih) làm họ mới cho mình, và đã làm tiền lệ cho các Tăng Ni Bắc Truyền/ Đại Thừa.
                           - Phật giáo Trung Hoa đã trãi qua 5 lần Pháp nạn tính đến cuối đời Mãn Thanh    (1911).
                           - Tư Tưởng Mạt Pháp.
                           - Vào đời Đường (618 – 907) :
                                           - Đại Tạng Kinh
( , Av. Great Storehouse Scripture)  được hoàn thành.
                                           - Thiền học Trung Hoa đã phát triển với Pháp Bảo Đàn Kinh của chính Đại sư Trung Hoa là Ngài Lục tổ Huệ Năng.
                            - Vào đời Minh (1368 – 1661), kỹ thuật ấn loát phát triển, Đại Tạng Kinh được in 4 lần với 4 ấn bản khác nhau.
                            - Vào đời Thanh (1662 – 1911): Tục Tạng Kinh (
, Supplement to Tripitaka) được khắc in.
               
                  IV.-   Kết Luận:
                         Công việc dịch thuật Tam Tạng giáo điển ra chữ Hán ở Trung Hoa:
- đã kéo dài khoảng 1.900 năm, và đã được hầu hết các triều đại bảo trợ.
- đã làm giàu thêm khoảng 35.000 từ (words) cho tiếng Hán cổ.
- đã giúp tư tưởng Phật giáo được tuyền bá dễ dàng và rộng rãi trong giới trí thức và trong đại chúng.
- đã giúp Phật giáo giải phóng địa vị xã hội của người phụ nữ  Trung Hoa ra khỏi quan niệm “phân biệt Nam Nữ” của Nho giáo.
                  
 Phụ lục: Các Đại Tạng Kinh chữ Hán ở Đại Hàn/Cao Ly và Nhật Bản.
         
Xem tiếp, mời bấm vào đây: Việc phiên dịch KĐPG  ra chữ Hán.