Lời tác giả: Chúng tôi đến phi trường Los Angeles từ
Toronto vào chiều ngày thứ Năm 02 tháng 6, 2016 để dự lễ
Tôn Sư Trọng Đạo ngày 05 tháng 6, 2016 do Hội Lê Văn Duyệt Foundation tổ chức.
Trước đó, tôi có nhận được email của bạn Trần Vĩnh Trung (Petrus Ký 1956-1963)
nói rằng “Thầy Liêm muốn mày nói về Thầy trong ngày lễ TSTĐ”. Cách đây trên một tháng tôi đã gởi bài “Cảm
tưởng của một học sinh Petrus Ký” (1) đến
Hội Lê Văn Duyệt Foundation , bài này được đăng ở trang 28 trong tập san Tôn Sư
Trọng Đạo 2016.Chiều thứ Sáu 03 tháng 6,2016,
vợ chồng tôi đến thăm Thầy Nguyễn Thanh
Liêm. Thầy có mời hai vợ chồng tôi đi ăn cơm chiều, nhưng thấy sức khoẻ Thầy không
tốt, không tiện đi ra ngoài, chúng tôi xin hẹn với Thầy để khi khác. Chúng tôi đã
ở lại tâm sự với Thầy khá lâu. Trước khi chúng tôi ra về, Thầy dạy rằng: “Nói
về Thầy trong ngày lễ Tôn Sư Trọng Đạo, nhưng nhớ nói ngắn thôi vì có nhiều người
nói nữa” , tôi kính cẩn trình với Thầy :
“Dạ, em sẽ nói những gì em đã suy nghĩ
về Thầy”. Chiều thứ Bảy 04 tháng 6, 2016, bạn Trung chở chúng tôi đi viếng vài
ngôi chùa lớn ở Santa Ana, rồi chở chúng tôi về khách sạn. Sau đó tôi liền lấy
giấy ra sơ thảo bài phát biểu vào ngày mai Chúa Nhật 05 tháng 6, 2016.
Sau đây là bài phát biểu của tôi trong ngày lễ trọng đại này.
Nguyễn vĩnh Thượng
Sau đây là bài phát biểu của tôi trong ngày lễ trọng đại này.
Nguyễn vĩnh Thượng
-Kính thưa Quý vị Quan khách.
-Kính thưa Quý Vị Đại diện các Hội đoàn và các Cơ quan truyền thông.
-Kính thưa Quý Thầy Cô và Thầy Nguyễn Thanh Liêm.
-Cùng các Anh Chị Em cựu học sinh Petrus Ký và các trường bạn.
Thật là một vinh hạnh cho tôi được đại diện các anh
em cựu học sinh Petrus Ký khóa 1956-1963 để nói vài lời trong buổi lễ hôm nay.
Trước hết, tôi hết sức cảm động khi đứng trước cuộc sum họp đông đủ của quý vị
trong buổi lễ Tôn Sư Trọng Đạo này, xin cám ơn quý vị.
Tiếp theo đây, tôi xin đại diện các bạn tôi trân trọng
cám ơn sự dạy dỗ của các Thầy Cô, của Thầy Nguyễn Thanh Liêm. Ngày nay, anh em
chúng tôi nhiều người đã có danh phận là nhờ sự hun đúc của nền giáo dục đặt trên
nền tảng của triết lý siêu việt: giáo dục
nhân bản, giáo dục dân tộc và giáo dục khai phóng.
Tôi đã may mắn được Thầy Nguyễn Thanh Liêm giảng dạy
môn Việt văn ở lớp Đệ Tam (lớp 10) niên khóa 1960 – 1961 tại trường Trung học
Petrus Ký, Sài gòn. Đối với tôi, Thầy Nguyễn Thanh Liêm không những là vị Thầy
dạy Việt văn ở lớp Đệ Tam mà còn là một bậc Thầy về xử thế ở ngoài đời nữa.
Thầy
Nguyễn Thanh Liêm là một chánh khách trung thành với chế độ VNCH.
Trên 40 năm sống lưu vong nơi đất khách quê người, Thầy luôn luôn hoạt động hướng
về triết lý chính trị của chế độ VNCH, Thầy luôn luôn thể hiện tư cách đạo đức
lý tưởng của nhà lãnh đạo VNCH. Trong quá khứ, Thầy Nguyễn Thanh Liêm đã là một
nhà lãnh đạo hành chánh thanh liêm, khoan dung và giàu tình thương (great
compassion). Tôi rất quý mến
các đức tính cao quý của Thầy Liêm, nhất là tấm lòng dồi dào tình thương đối với
mọi người.
Thầy Nguyễn Thanh Liêm là một nhà giáo dục nhân bản: Thầy đã được un đúc trong một nền giáo dục nhân bản
truyền thống của dân tộc Việt Nam.Khi Thầy là giáo sư, và sau đó là một nhà lãnh đạo hành chánh cao cấp trong ngành giáo
dục, Thầy đã thực hiện cái triết lý giáo dục cao quý nầy để dạy học sinh và để
điều khiển nền giáo dục Trung Tiểu học của VNCH. Triết lý giáo dục của chế độ VNCH là một triết lý giáo dục siêu
việt :
- giáo dục nhân bản (humanistic education).
- giáo dục dân tộc (nationalistic education).
- giáo dục khai phóng (open-minded education).
- giáo dục nhân bản (humanistic education).
- giáo dục dân tộc (nationalistic education).
- giáo dục khai phóng (open-minded education).
Thầy Nguyễn Thanh Liêm là một vì sao sáng trên vòm trời
văn hóa dân tộc. Khí hậu ở
Tiểu bang Iowa rất lạnh lẽo vào mùa Ðông, nên Thầy đã lựa chọn
dời về tiểu bang California. California là nơi có nắng ấm, người Việt Nam quây quần ở
tiểu bang này rất đông, tình đồng hương rất nồng nàn. Ngoài công việc làm hằng
ngày, Thầy Liêm là người rất thích hoạt động cho các hội đoàn như các Hội Ái hữu Cựu Học sinh Petrus Ký, Gia Long, Nguyễn Ðình Chiểu ...và nhiều hội
đoàn khác trong các sinh hoạt văn hóa, xã hội và chính trị.Thầy đã thành lập Hội
“
Lê Văn Duyệt Foundation”. Thầy đã chủ trương Tập San Nghiên
Cứu Văn Hóa Ðồng Nai Cửu Long. Tập
san này chuyên nghiên cứu về địa chí, văn học, văn nghệ, lịch sử v.v...của miền Nam Việt Nam;
tựu trung để cho độc giả biết rằng miền Nam Việt
Nam đã có một nền văn hóa đặc thù của phương Nam.
Tuy công việc đa đoan, Thầy thường vui lòng viết lời giới thiệu cho các tác phẩm khảo cứu giá trị, các tập truyện ngắn, tiểu thuyết đến cộng đồng Việt Nam hải ngoại. Thầy đã làm việc không biết mệt mỏi và không ngừng nghỉ, viết nhiều bài khảo cứu, nghị luận, và dấn thân đóng góp vào các sinh hoạt xã hội, chính trị v.v...nhằm mục đích bảo tồn và phát huy nền văn hóa dân tộc trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại.
Ngày Chúa nhật 17 tháng 4 năm 2016 tại thành phố San Jose, California, Hoa Kỳ, Hội Ái hữu cựu học sinh Petrus Ký đã tổ chức buổi ra mắt quyển “Tuyển tập Nguyễn Thanh Liêm”. Buổi ra mắt sách này rất thành công. Đây là một quyển sách đã tuyển chọn các bài biên khảo của Thầy về giáo dục, văn hóa, chính trị, tôn giáo, danh nhân … của Việt Nam. Tuyển tập Biên khảo của Thầy Nguyễn Thanh Liêm là một gia tài văn hóa rất quý báu mà Thầy đã truyền bá cho cộng đồng người Việt Nam.
Tuy công việc đa đoan, Thầy thường vui lòng viết lời giới thiệu cho các tác phẩm khảo cứu giá trị, các tập truyện ngắn, tiểu thuyết đến cộng đồng Việt Nam hải ngoại. Thầy đã làm việc không biết mệt mỏi và không ngừng nghỉ, viết nhiều bài khảo cứu, nghị luận, và dấn thân đóng góp vào các sinh hoạt xã hội, chính trị v.v...nhằm mục đích bảo tồn và phát huy nền văn hóa dân tộc trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại.
Ngày Chúa nhật 17 tháng 4 năm 2016 tại thành phố San Jose, California, Hoa Kỳ, Hội Ái hữu cựu học sinh Petrus Ký đã tổ chức buổi ra mắt quyển “Tuyển tập Nguyễn Thanh Liêm”. Buổi ra mắt sách này rất thành công. Đây là một quyển sách đã tuyển chọn các bài biên khảo của Thầy về giáo dục, văn hóa, chính trị, tôn giáo, danh nhân … của Việt Nam. Tuyển tập Biên khảo của Thầy Nguyễn Thanh Liêm là một gia tài văn hóa rất quý báu mà Thầy đã truyền bá cho cộng đồng người Việt Nam.
Hôm nay, tôi ước mong quyển “Hồi ức của cuộc đời Thầy Nguyễn Thanh Liêm” sớm được ấn hành để chúng
ta có thể học hỏi được những kinh nghiệm sống của Thầy trải qua những sự biến
chuyển của dòng lịch sử Việt Nam và thế giới.
Thầy Nguyễn Thanh Liêm quả là một vị Thầy gương mẫu cho muôn đời (Vạn
thế sư biểu).
Tôi kính chúc Thầy
Nguyễn Thanh Liêm được dồi dào sức khỏe để tiếp tục công việc bảo tồn và phát
huy văn hóa nhân bản, dân tộc và khai phóng
ở hải ngoại, và chuyển ngọn lửa thiêng về Việt Nam để phục hồi lại văn hóa truyền
thống của dân tộc ta.
Tôi trân trọng cám ơn
và kính chào tất cả quý vị.
Santa Ana, ngày 05 tháng 06 năm 2016.
Nguyễn Vĩnh Thượng
Cựu học sinh trường Trung học Petrus Ký (1956 – 1963)
Nguyễn Vĩnh Thượng
Cựu học sinh trường Trung học Petrus Ký (1956 – 1963)
Nguồn:
Video
YouTube toàn bộ buổi lể TSTĐ ngày 05 tháng 6, 2014, dài 2 tiếng 24 phút. Xem
NVT phát biểu tại thời điểm 1 tiếng 57 phút đến 2 tiếng 03 phút, dài 6 phút:
o-O-o
(1) Bài viết “Cảm
tưởng của một học sinh Petrus Ký” đã được
đăng ở trang 28 trong tập san Tôn Sư Trọng Đạo 2016 của Hội Lê Văn Duyệt
Foundation , nguyên văn như sau:
Cảm Tưởng của một cựu học sinh Petrus Ký.
-Kính thưa Phu nhân của Cố Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn
Thiệu.
-Kính thưa Quý vị Quan khách.
-Kính thưa Quý Vị Đại diện các Hội đoàn và các Cơ quan truyền thông.
-Kính thưa Quý Thầy Cô và Thầy Nguyễn Thanh Liêm.
-Cùng các Anh Chị Em cựu học sinh Petrus Ký và các trường bạn.
-Kính thưa Quý vị Quan khách.
-Kính thưa Quý Vị Đại diện các Hội đoàn và các Cơ quan truyền thông.
-Kính thưa Quý Thầy Cô và Thầy Nguyễn Thanh Liêm.
-Cùng các Anh Chị Em cựu học sinh Petrus Ký và các trường bạn.
Thật là một vinh hạnh cho tôi được đại diện các anh
em cựu học sinh Petrus Ký khóa 1956-1963 để nói vài lời trong buổi lễ hôm nay.
Trước hết, tôi hết sức cảm động khi đứng trước cuộc
sum họp đông đủ như hôm nay mặc dầu quý Quan khách, quý Thầy Cô và Anh Chị Em vô
cùng bận rộn, nhiều vị đã đến từ nơi rất xa.
Tiếp theo đây, tôi xin đại diện các bạn tôi trân trọng
cám ơn sự dạy dỗ của Thầy Cô, của Thầy Nguyễn Thanh Liêm. Ngày nay, anh em chúng
tôi nhiều người đã có danh phận là nhờ sự hun đúc của nền giáo dục có nền tảng
là một triết lý siêu việt: giáo dục nhân
bản, giáo dục dân tộc và giáo dục khai phóng.
Các Thầy Cô và Thầy Nguyễn Thanh Liêm đã truyền đạt
nền giáo dục siêu việt này cho chúng tôi. Đặc biệt trước năm 1975, Thầy Nguyễn
Thanh Liêm với cương vị lãnh đạo ngành giáo dục Trung Tiểu học đã duy trì và phát
huy triết lý giáo dục này. Rồi khi vận nước bị cuốn theo cơn gió lốc trong cuộc cờ chính
trị của các cường quốc, Thầy Nguyễn Thanh Liêm và rất nhiều vị khác đã phải rời
bỏ quê hương để sống lưu vong nơi đất khách quê người. Nơi đây, Thầy Nguyễn
Thanh Liêm đã tiếp tục bảo tồn và phát huy nền văn hoá giáo
dục nhân bản của dân tộc Việt Nam, Thầy đã hoạt động
không biết mỏi mệt và không ngừng nghỉ tuy rằng tuổi đời đã cao.
Một lần nữa, tôi xin đại diện các Anh Chị Em cựu học
sinh Trường Trung Học Petrus Ký ghi nơi đây lòng biết ơn sâu sắc từ những học
trò của các Thầy Cô và nhất là Thầy Nguyễn Thanh Liêm; trân
trọng cám ơn quý quan khách.
Trân trọng kính chào toàn thể Quý vị.
Santa Ana, 05
tháng 06 năm 2016.
Nguyễn Vĩnh Thượng
Cựu học sinh trường Trung học Petrus Ký (1956-1963)
Nguyễn Vĩnh Thượng
Cựu học sinh trường Trung học Petrus Ký (1956-1963)