Lời tác giả: Việc biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những chỗ sai sót, chúng tôi
ước mong các bậc cao minh lượng thứ và sẽ phủ chính cho những sai lầm. Những sự
sửa sai và bổ khuyết của quý vị độc giả để bài viết này được đầy đủ và hoàn hảo
hơn trong lần viết lại; đó quả là niềm vinh hạnh cho chúng tôi.
NVT
NVT
Trong bài viết này tôi sẽ trình bày:
I.-Dẩn nhập.
II.-Nội dung của Bát Chánh Đạo.
III.-Kết luận.
II.-Nội dung của Bát Chánh Đạo.
III.-Kết luận.
I.-Dẩn nhập:
Trong bài thuyết pháp
đầu tiên của Đức Phật, Ngài đã giảng:
"Này các thầy Tỳ Kheo! đến khi Như Lai thấu triệt Bốn Diệu Đế/ Bốn Thánh Đế (insight and understanding of the Four Noble Truths/Four Holy Truths), về 3 phương diện (three stages) và đủ mười hai phương thức(twelve aspects) một cách hoàn toàn sáng tỏ thì đến lúc đó Như Lai mới xác nhận trước thế gian này gồm có cả chư Thiên (Gods), Ma vương (Maras), Phạm thiên (Brahmas), Đạo sĩ (Recluses), Giáo sĩ Bà-la-môn (Brahmans), Con người (Humans) và loài ngoài hạng con người nữa (Some-One) rằng Như Lai đã đạt được Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Và rằng lúc ấy tri kiến và nhãn kiến phát sanh thì tâm của Như Lai được giải thoát và không còn lay chuyển. Đây là kiếp sống cuối cùng của Như Lai, Như Lai sẽ không bao giờ tái sanh nữa."
(Kinh chuyển Pháp luân của Đức Phật, bản dịch và chú của NVT)
"Này các thầy Tỳ Kheo! đến khi Như Lai thấu triệt Bốn Diệu Đế/ Bốn Thánh Đế (insight and understanding of the Four Noble Truths/Four Holy Truths), về 3 phương diện (three stages) và đủ mười hai phương thức(twelve aspects) một cách hoàn toàn sáng tỏ thì đến lúc đó Như Lai mới xác nhận trước thế gian này gồm có cả chư Thiên (Gods), Ma vương (Maras), Phạm thiên (Brahmas), Đạo sĩ (Recluses), Giáo sĩ Bà-la-môn (Brahmans), Con người (Humans) và loài ngoài hạng con người nữa (Some-One) rằng Như Lai đã đạt được Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Và rằng lúc ấy tri kiến và nhãn kiến phát sanh thì tâm của Như Lai được giải thoát và không còn lay chuyển. Đây là kiếp sống cuối cùng của Như Lai, Như Lai sẽ không bao giờ tái sanh nữa."
(Kinh chuyển Pháp luân của Đức Phật, bản dịch và chú của NVT)
Để đạt được
"chánh giác" (awakening),
con người cần phải chấm dứt dukkha (những điều không bằng lòng, những sầu khổ .
. .). Vô minh (ignorance, illusion) là
điều đã che mờ sự thấu hiểu Tứ Diệu Đế.
Như vậy cần phải dập tắt vô minh để đạt được chánh giác. Chánh giác chỉ có thể đạt được bằng con đường chấm dứt
dukkha qua việc thực hành "Con đường
có tám chi nhánh" Bát Chánh Đạo (Ariya atthangiko Maggo). Bát Chánh Đạo
chính là trọng tâm lời Phật dạy trong Tứ Diệu Đế. Đức Phật gọi Bát Chánh Đạo là
con đường ở giữa, vì nó loại bỏ những cực đoan.
II.-Nội dung của Bát Chánh Đạo:
Trong bài thuyết pháp đầu tiên Đức Phật
giảng:
"Này các thầy Tỳ Kheo! Phép tu hành theo con
đường ở giữa mà Như Lai đã
ngộ là sự tu hành để phát triển nhãn quan, tri kiến, đưa đến sự an tịnh, trí tuệ
cao siêu, giác ngộ và Niết-bàn là gì? – Đó là Bát
Chánh Đạo (Hán-Việt. 八正道, Sa. Ārya 'ṣṭāṅga mārgaḥ, Pi. Ariyo
aṭṭhaṅgiko maggo, Anh. Eightfold path).
Bát Chánh Đạo là con đường có 8 chi nhánh (eightfold) là: 1.-Chánh Kiến (正見, Pa. Samma ditthi, Anh. Right view), 2.-Chánh Tư duy (正思唯, Pa. Samma sathkappa, Anh. Right intention), 3.-Chánh Ngữ ( 正語 , Pa. Samma vaca, Anh. Right speech), 4.-Chánh Nghiệp (. 正業 , Pa. Samma kammanta, Anh. Right action), 5.-Chánh Mạng (正命, Pa. Samma ajiva, Anh. Right Livehood), 6.-Chánh Tinh Tấn (正精進, Pa.Samma Vayama, Anh. Right Effort), 7.-Chánh Niệm (正念, Pa. Samma sati, Anh. Right Mindfulness), 8.-Chánh Định (正定, Pa. Samma Samadhi, Anh. Right Concentration)."
Bát Chánh Đạo là con đường có 8 chi nhánh (eightfold) là: 1.-Chánh Kiến (正見, Pa. Samma ditthi, Anh. Right view), 2.-Chánh Tư duy (正思唯, Pa. Samma sathkappa, Anh. Right intention), 3.-Chánh Ngữ ( 正語 , Pa. Samma vaca, Anh. Right speech), 4.-Chánh Nghiệp (. 正業 , Pa. Samma kammanta, Anh. Right action), 5.-Chánh Mạng (正命, Pa. Samma ajiva, Anh. Right Livehood), 6.-Chánh Tinh Tấn (正精進, Pa.Samma Vayama, Anh. Right Effort), 7.-Chánh Niệm (正念, Pa. Samma sati, Anh. Right Mindfulness), 8.-Chánh Định (正定, Pa. Samma Samadhi, Anh. Right Concentration)."