GS
Nguyễn Vĩnh Thượng
NVT
Trong bài này, tôi sẽ trình bày:
I.-Đức Phật – Con đường Trung đạo.
II.-Long Thọ (Nagarjuna) - Con đường Trung đạo.
III.-Đức Dalai Lama thứ 14 - Giải pháp Trung dung cho Tây Tạng.
IV.-Khổng tử - Con đường Trung dung.
V.- Áp dụng thuyết Con đường Trung đạo trong cuộc sống hằng ngày.
I.-Đức Phật – Con đường
Trung đạo:
Trong bài thuyết pháp đầu tiên của Đức Phật, Ngài nói:
“Này các thầy Tỳ Kheo! Phép tu hành theo con đường ở giữa mà Như Lai đã ngộ là sự tu hành để phát triển nhãn quan, tri kiến, đưa đến sự an tịnh, trí tuệ cao siêu, giác ngộ và Niết-bàn là gì? – Đó là Bát Chánh Đạo"
(Kinh Chuyển Pháp Luân, bản dịch và chú của NVT)
Đức Phật gọi Bát Chánh Đạo là con đường Trung đạo/ con đường ở giữa (Pa. Majjhimāpaṭipadā; Sa. Madhyamāpratipad, HV. 中道 Trung đạo, Av. Middle Way/ Middle Path) bởi vì Bát Chánh Đạo tránh tất cả các cực đoan trong các cách ứng xử ở đời, và trong các quan điểm.
Câu chuyện của cuộc đời Đức Phật lịch sử đã cho chúng ta thấy rằng sau khi Ngài đã giác ngộ Ngài đem lý thuyết Con đường Trung đạo mà Ngài đã chứng ngộ để giảng cho 5 vị đệ tử đầu tiên. “Con đường Trung đạo” là một phương pháp được đưa ra để thực hành chứ không phải là một niềm tin siêu hình.
(Xem thêm bài “Cuộc đời của Đức Phật Thích-ca” của NVT)
“Này các thầy Tỳ Kheo! Phép tu hành theo con đường ở giữa mà Như Lai đã ngộ là sự tu hành để phát triển nhãn quan, tri kiến, đưa đến sự an tịnh, trí tuệ cao siêu, giác ngộ và Niết-bàn là gì? – Đó là Bát Chánh Đạo"
(Kinh Chuyển Pháp Luân, bản dịch và chú của NVT)
Đức Phật gọi Bát Chánh Đạo là con đường Trung đạo/ con đường ở giữa (Pa. Majjhimāpaṭipadā; Sa. Madhyamāpratipad, HV. 中道 Trung đạo, Av. Middle Way/ Middle Path) bởi vì Bát Chánh Đạo tránh tất cả các cực đoan trong các cách ứng xử ở đời, và trong các quan điểm.
Câu chuyện của cuộc đời Đức Phật lịch sử đã cho chúng ta thấy rằng sau khi Ngài đã giác ngộ Ngài đem lý thuyết Con đường Trung đạo mà Ngài đã chứng ngộ để giảng cho 5 vị đệ tử đầu tiên. “Con đường Trung đạo” là một phương pháp được đưa ra để thực hành chứ không phải là một niềm tin siêu hình.
(Xem thêm bài “Cuộc đời của Đức Phật Thích-ca” của NVT)