GS Nguyễn Vĩnh Thượng
Lời tác giả: Việc biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những chỗ sai sót, chúng tôi
ước mong các bậc cao minh lượng thứ và sẽ phủ chính cho những sai lầm. Những sự
sửa sai và bổ khuyết của quý vị độc giả để bài viết này được đầy đủ và hoàn hảo
hơn trong lần viết lại; đó quả là niềm vinh hạnh cho chúng tôi.
NVT
NVT
Bài thuyết
pháp đầu tiên của Đức Phật Thích-ca đặt trọng tâm là "Tứ Diệu Đế" / Bốn Sự
Thật Cao Thượng/ nhằm giúp chúng ta nhận thức được thực tại đời sống của
con người và đưa ra con đường để hướng dẩn đến chỗ giải thoát khỏi những điều bất hài lòng trong cuộc đời.
Trong bài này
tôi sẽ trình bày:
I. Nội dung của Tứ Diệu Đế.
II. Nhận xét những lời Phật dạy trong Tứ Diệu Đế.
III. Kết luận.
I. Nội dung của Tứ Diệu Đế.
II. Nhận xét những lời Phật dạy trong Tứ Diệu Đế.
III. Kết luận.
I. Nội dung của Tứ Diệu Đế
Tứ Điệu Đế
là 4 chân lý cao thượng gồm có:
1."Chân
lý về duhkha" (Pa. dukkha, Av. the noble truth of duhkha), thường gọi
là Khổ đế (the noble truth of Suffering). Các đại sư Trung hoa đã dịch duhkha là
khổ (Hán. 苦,Av. suffering) từ hàng ngàn năm trước. Thành thử
đại chúng đều quan niệm trọng tâm lời Phật dạy là "Đời là bể khổ" (Life is suffering). Quan niệm này đã ảnh hưởng
trong văn chương và đời sống của dân chúng:
"Thoát sinh ra thì đà khóc chóe,
Trần có vui sao chẳng cười khì."
(Nguyễn Công Trứ, Chữ Nhàn)
Trần có vui sao chẳng cười khì."
(Nguyễn Công Trứ, Chữ Nhàn)
Như vậy cuộc
đời bị nhìn qua một cặp kính màu đầy những kinh nghiệm kinh khủng và bi quan. Đây
là một sự hiểu lầm về "giáo lý của
Đức Phật", về trọng tâm triết
học của Phật giáo. Bởi vậy nhiều nhà nghiên cứu Phật học cho rằng Phật giáo
là chủ nghĩa hư vô, là chủ nghĩa yếm thế.
Duhkha (Pa.
Dukkha), Đức Phật đã dùng trong Kinh Chuyển Pháp luân, có một nghĩa rất rộng không
chỉ giới hạn bởi các ý niệm như khổ sở (suffering), đau đớn (pain), buồn rầu
(sorrow), chia ly (social alienation), lo âu (anxiety), căng thẳng (stress), điều
không hài lòng (dissatisfaction) . . . Ví dụ như bịnh hoạn, già, chết, chia lìa,
mất mát người thân yêu, bị bắt buộc sống với người mà mình không ưa thích ...
Chúng tôi xin đề nghị chúng ta dùng chữ điều
không hài lòng (dissatisfactoriness) để thay thế tiếng Hán Việt khổ.
Phản nghĩa
của dukkha (Pa.) là sukha (Pa.). Theo chiết tự thì su = tốt, kha = cái lổ tròn của trục bánh xe; nếu lổ trục tốt thì xe ngựa sẽ
di chuyển dễ dàng và ngựa sẽ kéo xe với tốc độ cao mà không bị trở ngại gì cả.
Sukha thường được dịch là không trở ngại, là hạnh phúc (happy).
Hai ý niệm
dukkha và sukha có một sự liên hệ với nhau. Nếu chúng ta chưa trải nghiệm về dukkha
(không hài lòng, khổ đau ...) thì chúng ta khó nhận thức một cách sâu sắc và đánh
giá đúng mức trải nghiệm về sukha (không trở ngại, hạnh phúc). Sukha được định nghĩa là trạng thái tự
do xa lìa khỏi tham, sân và si; còn dukkha
được định nghĩa là còn tùy thuộc vào ngũ uẩn, ngũ uẩn thì biến đổi liên tục. Đức Phật
không bảo chúng ta phải bỏ sukha. Nói khác đi cuộc đời không chỉ có khổ mà
cũng có những lúc con người được sung sướng (joyful) được hạnh phúc (happy). Ví
dụ như: thi đậu, được học bổng đi du học, làm việc được thăng quan tiến chức,
cưới được người mình yêu, ngay cả trong lúc làm tình (sexual intercourse) cũng
cảm thấy sung sướng . . . Nhưng Đức Phật cho rằng hạnh phúc, sung sướng thì không
kéo dài lâu, thay đổi luôn, do đó rồi dukkha, những điều không hài lòng, lại đến.
Xem tiếp: Tứ Diệu Đế
Xem tiếp: Tứ Diệu Đế