GS. Nguyễn Vĩnh Thượng
Lời tác giả: Việc biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những chỗ sai sót, chúng tôi
ước mong được sự lượng thứ của các bậc cao minh. Những sự sửa sai và bổ khuyết
của quý vị độc giả để bài viết này được đầy đủ và hoàn hảo hơn trong lần viết
lại; đó quả là niềm vinh hạnh cho chúng tôi.
NVT
NVT
Bài viết này sẽ được trình bày như sau:
I.-Dẩn nhập: Định nghĩa Tứ Pháp Ấn.
II.-Nội dung của Tứ Pháp Ấn:
1.Vô thường.
2.Khổ, đúng nghĩa là Những điều không hài lòng.
3.Vô Ngã.
4.Niết-bàn
III.-Kết luận.
II.-Nội dung của Tứ Pháp Ấn:
1.Vô thường.
2.Khổ, đúng nghĩa là Những điều không hài lòng.
3.Vô Ngã.
4.Niết-bàn
III.-Kết luận.
I.-Dẩn nhập:
Trong 45 năm thuyết pháp, Đức Phật Thích-ca đã
không để lại một chữ viết nào cả. Sau khi Đức Phật lịch sử nhập niết-bàn (khoảng
năm 483 trước CN), đã có 3 kỳ Hội nghị kết tập kinh điển, Các vị Trưởng lão và Đại
sư đã theo cách "ghi nhớ kinh điển ở
trong đầu" (committing the Tripitaka to memory) để ghi lại lời Phật dạy.
Vào khoảng thế kỷ thứ 1 tr. CN, Vua Vattagamani, ở xứ Sri Lanka (Tích Lan), đã hổ trợ cho Hội nghị kết tập kinh điển lần thứ tư. Ở Ấn độ, Đại đế Kaniska đã hết lòng hổ trợ Hội nghị kết tập kinh điển lần thứ tư vào khoảng thế kỷ thứ 1 sau CN. Cả hai Hội nghị kết tập kinh điển lần thứ tư đều duyệt xét, gom góp và bổ xung cho ba tạng kinh: Kinh tạng, Luật tạng và Luận tạng. Kể từ đây, các Trưởng lão và Đại sư đã thay đổi phương cách truyền miệng bằng cách "ghi chép Tam tạng Kinh điển bằng chữ viết" (committing the Tripitaka to writing).
(xem thêm bài viết: "Biểu nhất lãm Tam tạng kinh điển Phật giáo" của NVT)
Vào khoảng thế kỷ thứ 1 tr. CN, Vua Vattagamani, ở xứ Sri Lanka (Tích Lan), đã hổ trợ cho Hội nghị kết tập kinh điển lần thứ tư. Ở Ấn độ, Đại đế Kaniska đã hết lòng hổ trợ Hội nghị kết tập kinh điển lần thứ tư vào khoảng thế kỷ thứ 1 sau CN. Cả hai Hội nghị kết tập kinh điển lần thứ tư đều duyệt xét, gom góp và bổ xung cho ba tạng kinh: Kinh tạng, Luật tạng và Luận tạng. Kể từ đây, các Trưởng lão và Đại sư đã thay đổi phương cách truyền miệng bằng cách "ghi chép Tam tạng Kinh điển bằng chữ viết" (committing the Tripitaka to writing).
(xem thêm bài viết: "Biểu nhất lãm Tam tạng kinh điển Phật giáo" của NVT)
Trải qua một lịch sử khoảng 2.500 năm,
những kinh điển, luận giải được thu thập trong Kinh tạng là một khối lượng đồ sộ,
chứa đựng nhiều tư tưởng, giáo lý phong phú và cao siêu. Nhiều nơi trong kinh sách
Phật giáo nói rằng đã có 84.000 bài thuyết pháp của Đức Phật Thích-ca lịch sử.
Thực ra con số này chỉ để cường điệu rằng Đức Phật đã có rất nhiều bài thuyết
pháp chứ số lượng của các bài thuyết pháp không lên tới con số 84.000.
Các nhà nghiên cứu Phật học (Buddhologist) đã nhận xét rằng trong số lượng đồ sộ của các bài thuyết pháp và Kinh điển thì phần lớn do Đức Phật thuyết giảng, nhưng cũng có rất nhiều bài Kinh văn không phải do chính Đức Phật nói ra. Nói khác đi, các bài Kinh đó không phát ra từ cửa miệng của Phật (not from Buddha's mouth). Có những Ngụy kinh (Apocrypha) là những kinh hoàn toàn không phải do Đức Phật thuyết giảng, nhưng lại mượn danh Đức Phật để tăng sức thuyết phục và sự kính trọng của độc giả.
(Xem thêm bài viết: "Ngụy Kinh trong thời kỳ Phật giáo Phát triển/ Phật giáo Đại thừa của NVT)
Các nhà nghiên cứu Phật học (Buddhologist) đã nhận xét rằng trong số lượng đồ sộ của các bài thuyết pháp và Kinh điển thì phần lớn do Đức Phật thuyết giảng, nhưng cũng có rất nhiều bài Kinh văn không phải do chính Đức Phật nói ra. Nói khác đi, các bài Kinh đó không phát ra từ cửa miệng của Phật (not from Buddha's mouth). Có những Ngụy kinh (Apocrypha) là những kinh hoàn toàn không phải do Đức Phật thuyết giảng, nhưng lại mượn danh Đức Phật để tăng sức thuyết phục và sự kính trọng của độc giả.
(Xem thêm bài viết: "Ngụy Kinh trong thời kỳ Phật giáo Phát triển/ Phật giáo Đại thừa của NVT)
Ngay cả thời nay, có nhiều bài viết và nhiều bài
thuyết trình mà tác giả thường dẩn chứng với chú thích rằng đó là lời của Đức
Phật nói như thế này, hoặc Đức Phật nói như thế kia. Thậm chí còn dẩn chứng lời mạo nhận của Đức Phật (fake
Buddha's quotes), dĩ nhiên là với mục
đích làm tăng trọng lượng hoặc tính thuyết phục cho bài viết của mình hay bài
thuyết trình của mình.
Để giúp các độc giả bình thường có thể
phân biệt Kinh ngụy tạo với Kinh do Đức Phật nói ra, các vị Trưởng lão, các vị Đại
sư, các nhà nghiên cứu Phật học đã đưa ra các đặc điểm (characteristics) của tư
tưởng triết học Phật giáo để làm tiêu chuẩn soi sáng các bài Kinh có ý nghi ngờ
không biết có phải là do Đức Phật nói ra hay không?
Các đặc điểm này được gọi là Pháp Ấn (法 印,Sa. Dharma Mudra, Av. Dharma Seals) có nghĩa là dấu ấn của chánh pháp. Dấu ấn là dấu hiệu, khuôn mẫu, tiêu chuẩn để xác nhận Phật Pháp. Kinh điển nào có nội dung tư tưởng triết học phù hợp với Pháp Ấn thì được coi là Kinh điển do Đức Phật nói ra, còn ngược lại thì được coi là Kinh điển không do Phật thuyết. Có những văn bản hay kinh điển theo đúng tinh thần những lời Phật dạy, hay không trái ngược với lời Phật dạy, nhưng không thể chắc chắn là do Đức Phật trực tiếp nói ra mà có thể do các vị cao tăng, các học giả uyên thâm Phật Pháp viết ra thì các Kinh văn này cũng có thể cho rằng đã đúng với Phật Pháp.
Các đặc điểm này được gọi là Pháp Ấn (法 印,Sa. Dharma Mudra, Av. Dharma Seals) có nghĩa là dấu ấn của chánh pháp. Dấu ấn là dấu hiệu, khuôn mẫu, tiêu chuẩn để xác nhận Phật Pháp. Kinh điển nào có nội dung tư tưởng triết học phù hợp với Pháp Ấn thì được coi là Kinh điển do Đức Phật nói ra, còn ngược lại thì được coi là Kinh điển không do Phật thuyết. Có những văn bản hay kinh điển theo đúng tinh thần những lời Phật dạy, hay không trái ngược với lời Phật dạy, nhưng không thể chắc chắn là do Đức Phật trực tiếp nói ra mà có thể do các vị cao tăng, các học giả uyên thâm Phật Pháp viết ra thì các Kinh văn này cũng có thể cho rằng đã đúng với Phật Pháp.
Điều đáng lưu ý
là các
Pháp Ấn (Dharma Seals) được đưa ra sau khi Đức Phật Thích-ca đã qua đời chứ
không phải do chính Đức Phật đặt ra.
Xem tiếp: Tứ Pháp Ấn
QUÁCH ĐÀO PHẢN HỒI VỀ BÀI TỨ PHÁP ẤN
Ngày đăng: 20/05/2017 10:26
chiều / ý kiến
phản hồi (1)
Nguồn: Website Tống Phước Hiệp-Vĩnh Long
Nguồn: Website Tống Phước Hiệp-Vĩnh Long
Tôi rất hân hạnh
được đọc nhiều bài viết của Giáo sư Nguyễn Vĩnh Thượng trên thuvienhoasen. Tất
cả đều là những nghiên cứu hết sức công phu và uyên bác. Đặc biệt ở Giáo sư là
tinh thần khoa học, chuyên nghiệp và bài bản trên nền tảng một niềm tín mộ Phật
pháp và mong muốn đem những hiểu biết đó trao tặng cho mọi người.
Bài viết nầy
cũng vậy. Thầy đã hết sức kỳ công đem những khái niệm cơ bản của Phật học: Khổ,
Vô thường, Vô ngã, Niết bàn giảng giải kỹ lưỡng có đối chiếu lịch đại với các
hệ, nguồn tư tưởng khác, không quên chú trọng và nhấn mạnh các triết gia Việt
Nam, thật sự quý báu.
Tôi thích nhận
định của Thầy ở phần nói về vô thường. “…thấu hiểu được lý vô thường…thân tâm
sẽ được bình an và THƯỞNG THỨC những gì đang xảy ra.” Tôi nhấn mạnh Thầy dùng
chữ thưởng thức, khi đã thấu đạt lý vô thường, mọi chuyện đến với hành giả đều
như là truyện là phim và hành giả tuỳ duyên thưởng ngoạn, ngay cả đó là khổ,
được hiểu như là mọi việc không như ý. Cái nầy khế hợp với câu kinh Bát nhã: ”
Dĩ vô sở đắc cố, Bồ đề tát đoả y bát nhã ba la mật đa cố, tâm vô quái ngại, vô
quái ngại cố, vô hữu khủng bố.”
Còn nhiều điều
hay trong bài viết của Thầy cần được đọc kỹ để thêm hiểu biết. Nhưng như vậy
thì dài lắm, không hợp với một comment. Tôi chỉ muốn nói thêm một điều tâm đắc của
mình mà một người học Phật đi trước đã chỉ dạy cho là, Phật pháp không có nói
một cái gì tuyệt đối hết.
Xin cám ơn Giáo
sư Nguyễn Vĩnh Thượng.
Quách Đào