Nguyễn Vĩnh Thượng
Gs Ts Nguyễn Thanh Liêm đã để lại một sự nghiệp văn
hoá và giáo dục đồ sộ và có nhiều giá trị. Bài viết đầu tiên của Thầy là bài
"Diễn văn thường lệ" (dài
13 trang đánh máy) đọc trong ngày "Lễ
Phát Thưởng Long Trọng" tại trường Trung học Petrus Trương Vĩnh Ký đặt
dưới quyền chủ toạ của Ông Bộ Trưởng Bộ
Quốc Gia Giáo Dục vào ngày 27 tháng 3 năm 1960. Theo Thầy Nguyễn Thanh Liêm
kể lại thì hồi đó, trường Petrus Ký có truyền thống: những Giáo sư Triết và Văn
chương mới về trường thì được phân công đọc "Diễn văn thường lệ" trong lễ phát thưởng của trường Petrus Ký.
Năm 1959, Thầy Phạm Mạnh Cương đọc Diễn văn này, năm 1960 tới phiên Thầy Nguyễn
Thanh Liêm; sau khi tốt nghiệp trường Cao đẳng Sư phạm Sài- Gon, Thầy Liêm về dạy
năm đầu tiên là niên khoá 1958 - 1959.
Kế tiếp là quyển sách giáo khoa "Việt Văn lớp 11 ABCD", in ronéo năm 1962, in sách năm 1963 tại Saigon.
Kế tiếp là quyển sách giáo khoa "Việt Văn lớp 11 ABCD", in ronéo năm 1962, in sách năm 1963 tại Saigon.
Và tiếp theo là nhiều bài biên khảo, thơ văn, các sách
tiếng Việt và Tiếng Anh, Tập san Đồng Nai Cữu Long, Giáo dục Miền Nam trước
1975, Trường Trung học Petrus Ký và nền giáo dục Phổ thông Việt Nam v...v... (độc giả có thể đọc chi tiết trên Internet).
Đặc biệt trong vòng một năm trước khi Thầy qua đời, Thầy đã xuất bản 2 quyển sách:
Đặc biệt trong vòng một năm trước khi Thầy qua đời, Thầy đã xuất bản 2 quyển sách:
1. Tuyển tập Nguyễn Thanh Liêm gồm nhiều bài
biên khảo và thơ văn rất có giá trị, xuất bản khoảng tháng 11 năm 2015.
2. Hồi Ức Nguyễn Thanh Liêm: sự thật đời tôi. Đây là quyển sách ghi lại những trải nghiệm của Thầy từ lúc bé thơ đến trước ngày Thầy qua đời khoảng 2 tháng.
2. Hồi Ức Nguyễn Thanh Liêm: sự thật đời tôi. Đây là quyển sách ghi lại những trải nghiệm của Thầy từ lúc bé thơ đến trước ngày Thầy qua đời khoảng 2 tháng.
Bài viết
này là một khởi thảo để tìm hiểu "Tư
Tưởng Nguyễn Thanh Liêm", được trình bày một cách giản lược, chắc chắn
không khỏi có thiếu sót. Chúng tôi hy vọng các bậc Giáo sư, Học giả... sẽ viết
nhiều bài thâm cứu về "Tư tưởng và
con người Nguyễn Thanh Liêm", chúng tôi cũng ước mong các sinh viên Đại
học sẽ lấy nhiều đề tài về Nguyễn Thanh Liêm để viết các Tiểu luận Cao học/Thạc
sĩ và các Luận án Tiến sĩ. Tôi hết lòng hoan nghênh và đa tạ các công trình
nghiên cứu của quý vị.
Trong
bài viết này, tôi sẽ trình bày:
I.-Triết lý nhân sinh của Nguyễn
Thanh Liêm.
II.-Triết lý đạo đức của Nguyễn Thanh Liêm.
III.-Triết lý chính trị của Nguyễn Thanh Liêm.
IV.-Triết lý giáo dục của Nguyễn Thanh Liêm.
V.- Kết luận.
II.-Triết lý đạo đức của Nguyễn Thanh Liêm.
III.-Triết lý chính trị của Nguyễn Thanh Liêm.
IV.-Triết lý giáo dục của Nguyễn Thanh Liêm.
V.- Kết luận.
I.-Triết lý nhân sinh của Nguyễn Thanh Liêm:
Trước cuộc đời, Thầy Nguyễn Thanh Liêm quan niệm rằng "ai cũng phải chết", con người là một
"hữu vị tử". Từ đó Thầy nhìn
cuộc đời bằng một tinh thần lạc quan: chấp nhận những gì đang có trong cõi đời
này để rồi vươn lên, và sống một đời sống xứng đáng là một con người. Thầy viết:
" [...] Thật ra thì rồi ai cũng phải chết, nhưng trước khi chết con người đã phải sống một cuộc sống có thể rất dài. Tuy là so với thời gian vô tận thì một trăm năm không có là bao, không có nghĩa gì cả, nhưng đối với một đời người ba vạn sáu ngàn ngày không phải là ít ỏi gì. Người ta phải sống thế nào đây cho xong cả ba vạn sáu ngàn ngày đó. Ngay khi chờ đợi mỗi giờ, mỗi phút ta đã thấy ngán ngẫm, đau đớn xót xa hay nóng nảy sốt ruột rồi, huống chi là cả một ngày hay trong nhiều ngày như vậy. Cho nên trái ngược với khuynh hướng bi quan nói trên người ta còn có quan niệm khác hơn về cuộc sống. Thay vì nghĩ đến cái chết, có thể rất xa xôi, ta hãy nghĩ đến cuộc sống trước đã. Có người muốn được sống mãi mãi, hay kéo dài như các đấng thần tiên. Người ta tìm thuốc trường sinh, tìm nơi bồng lai tiên cảnh. Có người nghĩ đến cảnh nhàn hạ, cảnh sung sướng ở đời để khi chết đi người ta không phải hối tiếc. Có nghĩa gì đâu khi cuộc sống ngắn ngủi mà lại phù du, thôi thì hãy lấy chung rượu mà khuây khoả nỗi lòng.
" [...] Thật ra thì rồi ai cũng phải chết, nhưng trước khi chết con người đã phải sống một cuộc sống có thể rất dài. Tuy là so với thời gian vô tận thì một trăm năm không có là bao, không có nghĩa gì cả, nhưng đối với một đời người ba vạn sáu ngàn ngày không phải là ít ỏi gì. Người ta phải sống thế nào đây cho xong cả ba vạn sáu ngàn ngày đó. Ngay khi chờ đợi mỗi giờ, mỗi phút ta đã thấy ngán ngẫm, đau đớn xót xa hay nóng nảy sốt ruột rồi, huống chi là cả một ngày hay trong nhiều ngày như vậy. Cho nên trái ngược với khuynh hướng bi quan nói trên người ta còn có quan niệm khác hơn về cuộc sống. Thay vì nghĩ đến cái chết, có thể rất xa xôi, ta hãy nghĩ đến cuộc sống trước đã. Có người muốn được sống mãi mãi, hay kéo dài như các đấng thần tiên. Người ta tìm thuốc trường sinh, tìm nơi bồng lai tiên cảnh. Có người nghĩ đến cảnh nhàn hạ, cảnh sung sướng ở đời để khi chết đi người ta không phải hối tiếc. Có nghĩa gì đâu khi cuộc sống ngắn ngủi mà lại phù du, thôi thì hãy lấy chung rượu mà khuây khoả nỗi lòng.
"[...] Nhưng đối với tôi những cuộc sống thần tiên hay nhàn
hạ chỉ là một cách phản ứng lại cuộc đời vô nghĩa đã nói ở trên. Tôi nghĩ đến một
cách sống khác: cuộc sống khắc kỷ
(stoicim*1). Hãy chấp nhận cuộc đời này, chấp nhận mọi việc xảy ra ở đời, chấp nhận may
rủi, những buồn vui của cuộc đời, và một ngày nào đó chấp nhận ngay cả cái chết.
Chấp nhận sự thật ở đời để vươn lên, sống đời sống xứng đáng là con người, là một
con vật "linh ư vạn vật*2". Bản ngã của tôi, nhân cách
tính tình của tôi, hay căn cước của tôi là như thế."
(Hồi Ức Nguyễn Thanh Liêm, tr. 16)
(Hồi Ức Nguyễn Thanh Liêm, tr. 16)
Thầy Nguyễn Thanh Liêm đã sống một cuộc
đời theo quan niệm triết học của trường phái khắc kỷ.
(*1Chủ nghĩa khắc kỷ (stoicim) là một trường phái triết học Hellenis (Hellenistic philosophy) được thành lập ở Hy Lạp vào thế kỷ thứ 3 tr. CN, được phát triển mạnh mẽ ở La Mã và Hy Lạp cho đến thế kỷ thứ 3 sau CN. Chủ nghĩa khắc kỷ quan niệm triết lý đạo đức của cá nhân được hình thành bởi một hệ thống luận lý và cái nhìn về thế giới thiên nhiên. Do đó, con người như là một sinh vật xã hội có con đường đi đến hạnh phúc là chấp nhận những gì xảy ra trong cuộc đời, và chế ngự những tham luyến dục lạc cũng như chế ngự những khổ đau, những đau đớn và vượt qua những âu lo của cuộc đời bằng cách dùng trí tuệ của mình để thấu hiểu thế giới ở chung quanh chúng ta. Chúng ta hãy thực hiện những hành vi của mình bằng cách cùng hợp tác với người khác và đối xử với họ một cách công bằng.)
(*1Chủ nghĩa khắc kỷ (stoicim) là một trường phái triết học Hellenis (Hellenistic philosophy) được thành lập ở Hy Lạp vào thế kỷ thứ 3 tr. CN, được phát triển mạnh mẽ ở La Mã và Hy Lạp cho đến thế kỷ thứ 3 sau CN. Chủ nghĩa khắc kỷ quan niệm triết lý đạo đức của cá nhân được hình thành bởi một hệ thống luận lý và cái nhìn về thế giới thiên nhiên. Do đó, con người như là một sinh vật xã hội có con đường đi đến hạnh phúc là chấp nhận những gì xảy ra trong cuộc đời, và chế ngự những tham luyến dục lạc cũng như chế ngự những khổ đau, những đau đớn và vượt qua những âu lo của cuộc đời bằng cách dùng trí tuệ của mình để thấu hiểu thế giới ở chung quanh chúng ta. Chúng ta hãy thực hiện những hành vi của mình bằng cách cùng hợp tác với người khác và đối xử với họ một cách công bằng.)
Con người là một sinh vật xã hội, và con
người là một cây sậy biết suy tư, nên Thầy Nguyễn Thanh Liêm đã đề cao con
người theo triết lý nhân bản: *2nhân linh ư vạn vật, có nghĩa là con người
linh thiêng hơn hết mọi loài vật, con người là nền tảng cho mọi sự trong vũ trụ.
Thầy Nguyễn Thanh Liêm xác nhận: Bản ngã
của tôi, nhân cách tính tình của tôi, hay căn cước của tôi là như thế.
Thầy đã làm những gì Thầy nói và nói
những gì Thầy làm. Tư tưởng và hành động là một, đây là tinh thần: tri hành hợp
nhất.
Vào cuối đời của mình, Thầy Nguyễn
Thanh Liêm đã tự duyệt xét về nhân cách của mình:
Tính ra tôi thấy không xấu hổ với
người đời dù là người Việt Nam hay là người Mỹ. Tôi nghèo nhưng cũng sống được.
(Hồi Ức Nguyễn Thanh Liêm)
Thầy có một tinh thần đạo đức siêu việt, chúng ta không những chỉ tìm hiểu
về tinh thần đạo đức của Thầy mà còn nên thực hiện nhân cách cao quý này nữa.
Nhân cách của Thầy đáng tôn kính muôn
đời.
II.- Triết lý đạo đức của Nguyễn Thanh Liêm:
1.Thầy Nguyễn Thanh Liêm là một
người con có hiếu: Thầy đã phụng dưỡng cha mẹ già cho đến ngày khuất bóng.
2.Thầy Nguyễn Thanh Liêm là cấp lãnh
đạo VNCH đã có tinh thần thanh liêm, công bằng và khoan dung . Trong bài diễn văn
đọc trong lễ phát thưởng ngày 27 tháng 3 năm 1960 tại trường Petrus Trương Vĩnh
Ký Thầy đã nhấn mạnh đến những đức tính
cao quý của tổ tiên
- Lòng yêu chuộng công bằng.
- Lòng nhân
đạo
đây không chỉ là lời giáo huấn đối với
học sinh mà Thầy còn thực hiện trong chính đời sống cá nhân của mình nữa.
III.-Triết lý chính trị của Nguyễn Thanh Liêm:
-Đi kháng chiến chống Pháp:
Khi còn là thanh thiếu niên, theo tiếng gọi của lòng yêu nước, Thầy Nguyễn Thanh Liêm đã tham gia kháng chiến chống Pháp. Từ 1945 đến 1948, Thầy đã gia nhập Thanh niên Tiền phong rồi Việt Minh để chống Pháp ở vùng Bến Tre. Tương tự, Thầy Tạ Ký (1928-1979) cũng đã tham gia kháng chiến chống Pháp ở khu 5. Các Thầy đã sống trong một giai đoạn lịch sử thật là nghiệt ngã, đó là thế hệ 1945:
Khi còn là thanh thiếu niên, theo tiếng gọi của lòng yêu nước, Thầy Nguyễn Thanh Liêm đã tham gia kháng chiến chống Pháp. Từ 1945 đến 1948, Thầy đã gia nhập Thanh niên Tiền phong rồi Việt Minh để chống Pháp ở vùng Bến Tre. Tương tự, Thầy Tạ Ký (1928-1979) cũng đã tham gia kháng chiến chống Pháp ở khu 5. Các Thầy đã sống trong một giai đoạn lịch sử thật là nghiệt ngã, đó là thế hệ 1945:
Chúng tôi:
Thế hệ bốn lăm,
Vui chưa bao nhiêu, nhiều lúc khóc thầm,
Một phần tư thế kỷ,
Lừa lọc, gian ngoa, một bầy ác quỷ,
Tuổi thanh xuân tàn như một giấc mơ!
(Tạ Ký, Thế hệ bốn lăm. trong tập thơ Sầu ở lại, Saigon 1972)
Thế hệ bốn lăm,
Vui chưa bao nhiêu, nhiều lúc khóc thầm,
Một phần tư thế kỷ,
Lừa lọc, gian ngoa, một bầy ác quỷ,
Tuổi thanh xuân tàn như một giấc mơ!
(Tạ Ký, Thế hệ bốn lăm. trong tập thơ Sầu ở lại, Saigon 1972)
Cả hai Thầy đều đã không chấp nhận chủ
nghĩa Cộng sản, nên họ đã dinh tê vào
vùng Quốc gia. Dinh tê là tiếng phiên
âm của chữ Pháp là renter, đây là một tiếng lóng vào thời đó có nghĩa là từ bỏ vùng chiếm đóng của
Cộng sản để trở về vùng Quốc gia đang kiểm soát.
Thầy Nguyễn Thanh Liêm đã có tinh thần
chống lại văn hóa Cộng sản, Thầy viết:
...Cộng sản có thể xoá bỏ một nền văn hóa cổ truyền để thay thế
bằng một nền văn hoá Cộng sản. Bằng ép buộc, bằng kìm kẹp, bằng sức mạnh người
ta có thể cải đổi, uốn nắn một nền văn hóa theo ý muốn của mình. Bậc thang giá
trị (value system) có thể bị xáo trộn, bị đảo lộn, bị quan niệm lại một cách
khác hơn. Những trẻ em sinh ra và lớn lên trong xã hội Cộng sản, được xã hội
hóa trong xã hội Cộng sản, chỉ biết bậc thang giá trị Cộng sản, mang căn cước Cộng
sản, sẽ khó chấp nhận những ý kiến, tư tưởng ngoài thế giới Cộng sản...
(Tuyển tập Nguyễn Thanh Liêm, tr. 3)
(Tuyển tập Nguyễn Thanh Liêm, tr. 3)
Thầy Nguyễn Thanh Liêm đã chọn và theo
con đường của thuyết nhân bản. Thuyết
nhân bản là một sợi chỉ xuyên suốt các sinh hoạt chính trị, sinh hoạt văn hoá và
sinh hoạt giáo dục của Thầy.
Vào tháng 4 năm 1975, Thầy Nguyễn
Thanh Liêm bắt buộc chọn lựa con đường lưu vong trước khi miền Nam Việt Nam bị
sụp đổ. Trên 41 năm sống lưu vong ở Mỹ, thầy đã hết lòng bảo tồn và phát huy văn hoá giáo dục nhân bản của VNCH. Thầy
đã tích cực sinh hoạt với các Hội đoàn Quốc gia, Thầy đã hoạt động không biết mỏi
mệt và không ngừng nghỉ cho đến hơi thở cuối cùng vào ngày 17 tháng 08, năm
2016. Thầy đã có một tinh thần kiên cường trong cuộc đấu tranh cho tự do, dân
chủ và độc lập của Việt Nam.
Về quan điểm chính trị, Thầy Nguyễn
Thanh Liêm đã xác định: Căn cước Quốc Gia,
nhân bản, tự do cần bảo vệ, giữ gìn cho mai sau (Tuyển tập Nguyễn Thanh Liêm,
tr.7) (...) Căn cước gắn liền với văn
hóa. Người được xã hội hóa vào nền văn hoá nào thì mang căn cước nền văn hoá
đó. Người Việt Quốc Gia, tỵ nạn cộng sản mang căn cước Quốc gia. Người Việt Cộng
Sản mang căn cước Cộng Sản. Hãy gọi căn cước A là căn cước của người Việt Quốc
Gia, tỵ nạn cộng sản, chống Cộng quyết liệt, với cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng. (Tuyển tập Nguyễn Thanh Liêm,
tr. 7)
IV.-Triết lý giáo dục của Nguyễn Thanh Liêm:
Là một nhà giáo dục, Thầy Nguyễn Thanh
Liêm đã dồn nỗ lực trong việc bảo tồn và phát huy nền văn hóa giáo dục nhân bản.
Trước 1975, ở Việt Nam, với cương vị
lãnh đạo ngành giáo dục trung tiểu học, Thầy đã nối tiếp và phát huy nền giáo dục
dựa trên một triết lý căn bản:
1. Giáo dục nhân bản.
2. Giáo dục dân tộc.
3. Giáo dục khoa học và khai phóng.
2. Giáo dục dân tộc.
3. Giáo dục khoa học và khai phóng.
Nhờ đó nền giáo dục ở miền Nam Việt
Nam đã phát triển vượt bực, ngày nay rất nhiều người còn nuối tiếc cho nền giáo
dục nhân bản này.
Với tinh thần công bằng sẳn có, Thầy Nguyễn Thanh Liêm đã đánh giá sự
thành công của ngành giáo dục ở miền Nam Việt Nam là do sự yểm trợ tích cực của
mọi giới dân, quân, cán, chánh của VNCH. Thầy viết:
(...) Từ 1955 đến 1975, trong hai mươi năm này nền giáo dục của Việt Nam Cộng
Hòa đã phát triển vô cùng nhanh chóng mặc dầu quốc gia phải đương đầu với những
khó khăn của cuộc chiến khi nóng khi
lạnh chống lại chủ nghĩa Cộng Sản và những bất ổn chính trị xảy ra rất thường ở
miền Nam. Phần thì ngân sách eo hẹp (chỉ vào khoảng từ 7% đến7.5% ngân sách quốc
gia; quốc phòng trên 40%, nội vụ khoảng 13%) vì phải dành phần lớn cho an ninh
quốc phòng, phần thì bị Cộng Sản tích cực phá hoại, phần thì bị những bất ổn
chính trị nội bộ, nhưng tất cả những khó khăn đó đều được vượt qua để đạt những
kết quả hết sức khả quan so với nền giáo dục của Cộng Sản ở Bắc Việt cùng trong
thời gian này. Kết quả tốt đẹp đó sở dĩ có được là nhờ thành tâm thiện chí với
những nỗ lực không ngừng của rất nhiều người làm giáo dục cùng sự yểm trợ hết sức
tích cực của mọi giới dân, quân, cán, chính Việt Nam Cộng Hòa.
(Tuyển tập Nguyễn Thanh Liêm, tr. 21)
(Tuyển tập Nguyễn Thanh Liêm, tr. 21)
Ở hải ngoại, Thầy đã tiếp tục bảo tồn
và phát huy văn hóa Việt Nam, Thầy viết lách, xuất bản sách, tập san không ngừng
nghỉ.
Thầy Nguyễn Thanh Liêm là nhà văn hóa
giáo dục nhân bản.
V.-Kết luận:
Qua con người và tư tưởng của Thầy
Nguyễn Thanh Liêm, chúng ta có thể đánh giá tinh thần của Thầy gồm có mấy điểm
chính sau đây:
1.Thầy có tinh thần lạc quan trước cuộc
đời.
2.Thầy có lòng yêu chuộng công bằng,
thanh liêm, nhân đạo.
3. Thầy có lòng yêu nước dạt dào, Thầy
là một chính khách trung thành với chế độ VNCH. Thầy đã hoạt động tích cực không
biết mỏi mệt cùng với các Hội đoàn Quốc
gia để tranh đấu độc lập, tự do, dân chủ cho nước Việt Nam cho đến khi Thầy qua
đời vào ngày 17 tháng 8 năm 2016.
4.Thầy là một nhà văn hóa giáo dục nhân bản, Thầy đã có một nhân cách
cao quý: Thầy Nguyễn Thanh Liêm là bậc Thầy của muôn đời.
5. Kiến thức của Thầy, và những đóng góp
trong lãnh vực văn hóa, giáo dục của Thầy có chiều cao ngất trời. Thầy đã đem
ngòi bút của mình để chuyển lửa, để truyền đạt triết lý nhân bản không những trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại
mà còn cho người Việt Nam ở trong nước nữa. Tôi ước mơ thế hệ của chúng ta và
thế hệ mai sau sẽ thực hành lời dạy của Thầy và noi theo nhân cách cao quý của
Thầy.
Những người như Thầy thì sống mãi mãi trong tâm thức của chúng
ta. (For men such as he who lives in our hearts and our minds
forever).
*-*-*
Để tỏ lòng tôn kính nhà hiền triết
Nguyễn Thanh Liêm và để tưởng nhớ Thầy, tôi trân trọng đề nghị Lê Văn Duyệt
Foundation, Hội Ái Hữu Cựu Giáo sư và Học sinh Petrus Ký ở Nam và Bắc Cal, Các
Hội đoàn Quốc gia, các vị dân cử, Nghị viên, Dân biểu, Nghị sĩ, Thị trưởng, các
cơ quan truyền thông v...v... hết lòng vận
động để thực hiện:
1.-Thành lập Nguyễn Thanh Liêm
Foundation.
2. Đặt tượng đồng Nguyễn Thanh Liêm ở Orange County.
3.Đặt tên đường Dr. Nguyễn Thanh Liêm ở Orange County.
4.-Đưa các tác phẩm của Gs Ts Nguyễn Thanh Liêm vào chương trình môn Việt Văn ở các trường Trung Học và Đại học ở Hoa Kỳ.
2. Đặt tượng đồng Nguyễn Thanh Liêm ở Orange County.
3.Đặt tên đường Dr. Nguyễn Thanh Liêm ở Orange County.
4.-Đưa các tác phẩm của Gs Ts Nguyễn Thanh Liêm vào chương trình môn Việt Văn ở các trường Trung Học và Đại học ở Hoa Kỳ.
Toronto, ngày 07 tháng 02 năm 2017.
Nguyễn Vĩnh Thượng
Cựu học sinh trường Petrus Ký (1956-1963)
Nguyễn Vĩnh Thượng
Cựu học sinh trường Petrus Ký (1956-1963)