marque

*** Chào mừng bạn đang ghé thăm trang web An Phong An Bình***

Chủ Nhật, 14 tháng 1, 2018

Phê bình TNH đã biến đổi Tâm Kinh

Phê bình TNH đã biến đổi Tâm Kinh

Nguyên tác tiếng Anh:


Thich Nhat Hanh's Changes to The Heart Sutra.

Written by Jayarava
 

Dịch Việt: Phước nguyên

 

·        § GIỚI THIỆU TÁC GIẢ

 

Jayarava, hiện là học giả uy tín trong giới nghiên cứu hiện đại, có bằng Cử nhân Hóa học và Post Graduate Diploma về Thủ thư. Ông là một Dharmacārin (Pháp hành giả), nghĩa là một thành viên của Triratna Buddhist Order. Ông tự học Pāli, đã hoàn tất các khóa học tiếng Sanskrit tại Đại học Cambridge, và có thẩm quyền Trung cổ Hán văn. Ông cũng tham gia vào nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau, bao gồm âm nhạc, vẽ tranh, nhiếp ảnh, và thư pháp. Ông sinh ra và lớn lên ở New Zealand, cho đến năm 2002, ông chuyển đến Cambridge, Vương quốc Anh.

Từ năm 2005, tác giả đã viết khoảng 500 bài tiểu luận đăng trên website của ông. Bài viết học thuật của ông được xuất bản trong Journal of Buddhist EthicsJournal of the Oxford Centre for Buddhist Studies, và Western Buddhist Review. Ông đã xuất bản sách về kinh Kālāma Sutta, thủ pháp mantra, và danh nghĩa Sanskrit. Ông hiện đang làm việc với tập sách nghiên cứu nhan đề: Karma and Rebirth và lên kế hoạch xuất bản tập sách về Sutra Heart.

Tác giả là người kế thừa và ảnh hưởng sâu sắc bởi các giáo sư danh giá như Sue Hamilton, Jan Nattier, Paul Harrison, Greg Schopen, và Richard Gombrich.

 *Nguồn tin từ trang web của tác giả (email và địa chỉ liên hệ): http://jayarava.blogspot.co.uk/p/about-jayaravas-raves.html


 

LỜI NÓI ĐẦU CỦA NGƯỜI DỊCH

Bài phê bình này được dịch sang tiếng Việt với mục đích giới thiệu một bài luận dạng phê bình và phản biện tiêu chuẩn trong học thuật nghiêm túc đến với các độc giả quan tâm.

Bài phê bình này Tác giả viết ra nhằm giúp cho những ai đang có các hoài nghi, bối rối về một số vấn đề trong nguyên bản Tâm kinh nói chung, và các bản dịch nói riêng, phần nào hiểu thêm về ý nghĩa của nó. Tất nhiên, một bài phê bình ngắn không thể nào nói hết những vấn đề của Tâm kinh mà Tác giả muốn nói.

Bài dịch này được phổ biến hầu mong mang lại một luồng sinh khí mới để phần nào khơi dậy những chí nguyện nóng bỏng mong tìm ra một con đường sáng như Thiện tài đồng tử vượt núi non ghềnh thác để đi tìm được nguồn sống hỷ lạc trong kho tàng minh triết vô biên, nhằm chuẩn bị hành trang lên đườngcho một vận hội mới.

Phê bình không phải là chỉ trích; phê bình cũng không phải đứng trên ý thức hệ này để phá hủy ý thức hệ kia. Phê bình là phá hủy tất cả mọi ý hệ thức hệ, phê bình là thiết lập trong phá hủy, phê bình là dựng lại những gì bị ngã kiến gặm nhấm xiu vẹo, để đưa chúng trở về đúng với bản vị của mình.

Người dịch không có gì để nói nhiều về bài phê bình cũng như bản dịch này, tự nó sẽ nói lên những gì mà nó muốn nói, và sau hết mỗi độc giả sẽ tự có nhận định cho riêng mình.

Dịch xong, Vô trụ xứ am,

Tiết sương giángĐinh dậu (2017)

Phước nguyên

 

·        § VÀI GHI CHÚ CỦA NGƯỜI DỊCH

-Tựa đề do người dịch đặt theo phát biểu của chính tác giả trong bài viết, để nêu bật nội dung, dịch sát là: “Những thay đổi tâm kinh của Thích Nhất Hạnh”

-Người dịch cố gắng giữ nguyên cấu trúc nội dung, các đại từ xưng hô mà tác giả dùng và hình thức của bài nguồn, như dấu ngoặc kém, các định dạng chẳng hạn, v.v.. để khả dĩ gần với ngữ khí và văn ngữ của tác giả.

Các phần chua trong dấu ngoặc tròn ( ), hay dấu ngoặc vuông [ ], là của chính tác giả.

-Để tiện cho độc giả không rành Phạn/Hán theo dõi, người dịch phiên âm Phạn/Hán ngay sau từ đó.

-Nhằm đảm bảo tính khách quan và xác thực nhất, những chỗ tác giả dẫn phát biểu hoặc kinh văn của Thầy Nhất Hạnh bằng Anh ngữ, dịch giả sẽ sử dụng trực tiếp phát biểu hay kinh đó do chính Thầy Nhất Hạnh dùng bằng tiếng Việt. Chỗ nào bắt buộc phải dịch sát theo tiếng Anh hay không có tương đương trong bản Việt của Thầy Nhất Hạnh, người dịch sẽ dịch theo tiếng Anh và ghi vào cước chú.

-Những chỗ tác giả dẫn từ hay cụm từ Anh văn để nhằm so sánh, dịch giả giữ nguyên từ Anh văn, rồi gạch nối (–) dịch việt ngay sau từ đó.

-Footnote của người dịch sẽ được đánh số La-tin (Tác giả không có Footnote).

-Những đường link tham khảo trong bài viết do tác giả sử dụng được giữ nguyên trong bản dịch.

-Ngoài ra, có những điểm nào khác, nếu thấy cần thiết, dịch giả sẽ ghi rõ vào cước chú.

Vài ghi chú mong độc giả lưu ý trước khi đọc vào bài dịch.


JAYARAVA: PHÊ BÌNH THÍCH NHẤT HẠNH
ĐàBIẾN ĐỔI TÂM KINH

by Jayarava

Kể từ khi tôi đọc bài viết của Jan Nattier vào năm 1992, Tôi đã viết gần ba mươi bài tiểu luận về Tâm kinh và đã cố gắng để làm một bản trích yếu về nó.

Trong việc khảo sát lại các văn bản mà tôi đã biết trong hơn hai mươi năm qua thông qua việc nghiên cứu các Thủ bản Sanskrit và các bản dịch thuộc hệ thống kinh điển Trung quốc, tôi rất hiếm khi bị cuốn hút để viết về các bản dịch Anh ngữ hiện đại, hoặc những bản luận giải về nó. Hầu hết các bản dịch phần lớn đều tệ hại và luận giải là tất cả những gì các nhà chú giải muốn kinh điển nói thế, chứ không phải về chính bản kinh đó. Tuy nhiên, bài tiểu luận này là viết về một bản dịch hiện đại nhưng trong một chừng mực nào đó cũng là một bản chú giải.

Vào năm 2014, một Thiền sư nổi tiếng, Thích Nhất Hạnh (TNH), đã cho ra đời bản dịch mới của Tâm kinh. Bạn có thể xem nó song song với bản trước kia, bản dịch chuẩn hơn, ở đây. Bất cứ khi nào có ai đó như ông ta làm một việc như thế này, kết quả thường được chào đón bằng một làn sóng nịnh bợ rồi tung hô quá đáng (điều đó cũng xảy ra tương tự trong hoạt động Phật giáo của tôi). Trang web riêng của TNH đề cập rằng đây là bản dịch "sâu sắc và hay"[1]. Điều này thực sự không chính xác. Chỉ có môn đệ nào của ông bị thiếu tầm nhìn thì mới nói như thế. Còn đối với một người khách quan thì bản dịch mới trông thật huênh hoang và dị hợm. Trong một số phương diện, điều này không có gì đáng ngạc nhiên, bởi vì Tâm kinh là một hệ thống thuật ngữ đặc thù Phật giáo có tính chặt chẽ cao mà không dễ dàng có thể phiên dịch được nó. Xem thêm ở phần phân tích nội dung Tâm kinh của David Chapman's.

Rất nhiều bản dịch mới được kích khởi từ tính ngông cuồng tự đại hoặc từ sự mong muốn xác lập uy tín của mình như là một “thiền sư”. Những bản dịch này hẳn nhiên không giúp ích gì thêm cho kiến thức của chúng ta về văn bản và chúng cũng không có đóng góp gì cho lĩnh vực văn học. Chúng thường là một kiểu Buddhist Hybrid English- ‘Anh ngữ hỗn chủng Phật giáo’ tệ hại nhất. Ví dụ, có nhiều dịch giả, bao gồm cả TNH, đã thử cố gắng ngụ ý rằng Tâm kinh là thể thơ bằng cách sắp đặt nó như là một bài thơ. Tâm kinh không phải là thể thơ. Nó cũng không phải là một bài thơ. Tâm kinh là thể văn xuôi. Trên thực tế chỉ có một văn bản trong bộ loại Prajñāpāramitā thuộc thể thơ và nó chỉ như là phụ họa cho bộ loại này, đó là Ratnaguṇasaṃcayagāthā[2] (thậm chí vẫn chưa được dịch sang tiếng Trung quốc cho đến thế kỷ thứ 10).

 


Nguồn của bài Việt dịch:
https://thuvienhoasen.org/a28848/jayarava-phe-binh-thich-nhat-hanh-da-bien-doi-tam-kinh

 

 

Nguyên tác tiếng Anh


Thich Nhat Hanh's Changes to The Heart Sutra.


Written by Jayarava

I've written close to thirty essays on the Heart Sutra since I read Jan Nattier's 1992 article and attempted to précis it. In rediscovering this text I've known for more than twenty years through studying the manuscripts and Chinese canonical versions, I have very seldom been tempted to write about modern English translations or commentaries. The translations are mostly awful and the commentaries all about what the exegete wants the sutra to say, not about the sutra itself. This essay is, however, about a modern translation that is also to some extent a commentary.

In 2014 the popular Zen priest, Thích Nhất Hạnh (TNH), produced a
new translation of the Heart Sutra. You can see it alongside the previous, more standard translation, here. Whenever someone like him does something like this, the result is usually greeted with a wave of sycophantic over-praising (the same happens in my own Buddhist movement). TNH's own website refers to the translation as "profound and beautiful". This is really not true. Only a disciple of the man, suffering from lack of perspective, would say this. To an outsider the new translation looks turgid and peculiar. In some ways this is no surprise, because the Heart Sutra is tightly packed Buddhist jargon that doesn't translate easily. See also David Chapman's content analysis of the Heart Sutra.

A lot of new translations are motivated by vanity or a desire to establish one's credentials as a "Zen master". They add nothing to our knowledge of the text and make no contribution to the field of literature either. They are usually the worst kind of Buddhist Hybrid English. For example, many translators, TNH included, try to imply that the Heart Sutra is in verse by laying it out like a poem. The Heart Sutra is not in verse. It's not a poem. The Heart Sutra is prose. In fact there is only one Prajñāpāramitā text in verse and that is the bridesmaid of the genre, Ratnaguṇasaṃcayagāthā (not even translated into Chinese until the 10th century).
Continue Reading, please click
Source: http://jayarava.blogspot.ca/2016/03/thich-nhat-hanhs-changes-to-heart-sutra.html