(HV.
Tam giải thoát môn, Av. The three doors of Liberation)
GS Nguyễn Vĩnh Thượng
- Không môn (Srt. Sunyata, Av. Emptiness)
- Vô tướng môn (Srt. Animittata, Av. Sign-less-ness)
- Vô tác môn/ Vô nguyện môn (Srt. Apranihitata, Av. Wish-less-ness/ Aim-less-ness)
I.- Không môn hay Suy niệm về tánh Không (Meditation
on Emptiness) là cánh cửa thứ nhất của giải thoát. “Chư pháp Không tướng”.
Tâm Kinh nói: Tất cả các hiện tượng/pháp đều có tướng Không bởi vì tất cả các hiện tượng đều không có tự tánh. Tất cả các hiện tượng đều vô ngã, vì các hiện tượng đều sanh khởi do nhân (cause) và duyên (condition), và do sự kết hợp của nhiều yếu tố khác. Không ở đây không có nghĩa là không có: các hiện tượng, các sự kiện vẫn hiện hữu trong vũ trụ vạn hữu. Thí dụ: cái bông hồng được hợp thành bởi nhiều cánh hoa, từng phần ấy nếu tách rời ra thì ta không còn cái bông hồng nữa. Vậy bông hồng là do sự kết hợp của nhiều cánh hoa, đóa hoa hồng không có thực thể, đóa hoa hồng chỉ là giả danh, giả tướng. Đóa hoa hồng không có tự tánh, nhưng đóa hoa hồng vẫn hiện hữu, điều này không thể phủ nhận được.Từ suy niệm trên, chúng ta nhận thức được rằng tất cả các hiện tượng, tất cả các sự vật đều không có thật tánh, do đó chúng ta sẽ không còn nắm bắt, không còn bám víu chúng. Khi gặpnhững nghịch cảnh, gặp những nỗi thống khổ, chúng ta phải giữ tâm an nhiên tự tại, vì các nghịch cảnh, nỗi thống khổ không có tự tánh, chúng ta sẽ vượt qua các khổ ách nhờ thiền quán về tánh Không, chúng ta buông bỏ, không còn nắm bắt các vọng tưởng, thân tâm hoàn toàn bình an để đối diện với nghịch cảnh mà vượt qua, mà chiến thắng và chúng ta không còn sợ hãi gì nữa. Nhờ thiền quán về tánh Không, chúng ta vượt qua được những đối đãi nhị nguyên, quán chiếu mọi hiện tượng, mọi sự, mọi vật đều bình đẳng, sự lo âu, sợ hãi trước nghịch cảnh sẽ được vượt qua, và được chiến thắng.Nhờ thiền quán về tánh Không, và luôn luôn sống với “trí tuệ bát-nhã”, chúng ta có thểbuông xả các vọng tưởng, buông xả chấp ngã, chấp pháp.
Tâm Kinh nói: Tất cả các hiện tượng/pháp đều có tướng Không bởi vì tất cả các hiện tượng đều không có tự tánh. Tất cả các hiện tượng đều vô ngã, vì các hiện tượng đều sanh khởi do nhân (cause) và duyên (condition), và do sự kết hợp của nhiều yếu tố khác. Không ở đây không có nghĩa là không có: các hiện tượng, các sự kiện vẫn hiện hữu trong vũ trụ vạn hữu. Thí dụ: cái bông hồng được hợp thành bởi nhiều cánh hoa, từng phần ấy nếu tách rời ra thì ta không còn cái bông hồng nữa. Vậy bông hồng là do sự kết hợp của nhiều cánh hoa, đóa hoa hồng không có thực thể, đóa hoa hồng chỉ là giả danh, giả tướng. Đóa hoa hồng không có tự tánh, nhưng đóa hoa hồng vẫn hiện hữu, điều này không thể phủ nhận được.Từ suy niệm trên, chúng ta nhận thức được rằng tất cả các hiện tượng, tất cả các sự vật đều không có thật tánh, do đó chúng ta sẽ không còn nắm bắt, không còn bám víu chúng. Khi gặpnhững nghịch cảnh, gặp những nỗi thống khổ, chúng ta phải giữ tâm an nhiên tự tại, vì các nghịch cảnh, nỗi thống khổ không có tự tánh, chúng ta sẽ vượt qua các khổ ách nhờ thiền quán về tánh Không, chúng ta buông bỏ, không còn nắm bắt các vọng tưởng, thân tâm hoàn toàn bình an để đối diện với nghịch cảnh mà vượt qua, mà chiến thắng và chúng ta không còn sợ hãi gì nữa. Nhờ thiền quán về tánh Không, chúng ta vượt qua được những đối đãi nhị nguyên, quán chiếu mọi hiện tượng, mọi sự, mọi vật đều bình đẳng, sự lo âu, sợ hãi trước nghịch cảnh sẽ được vượt qua, và được chiến thắng.Nhờ thiền quán về tánh Không, và luôn luôn sống với “trí tuệ bát-nhã”, chúng ta có thểbuông xả các vọng tưởng, buông xả chấp ngã, chấp pháp.
II.- Vô tướng môn hay Suy niệm về vô tướng (Meditation on sign-less-ness): là cánh cửa thứhai của
giải thoát.
Chúng ta nhận biết các sự vật, các hiện tượng dựa trên dấu hiệu và hình dáng của chúng, tuynhiên có khi sự nhận biết của chúng ta có những sai lầm do ảo ảnh vì chúng vô tướng. Thí dụ: khi nhìn lên bầu trời có lần chúng ta thấy bức tranh con chó (người Trung Hoa gọi là bức tranh “vân cẩu” / bức tranh con chó tạo bởi mây), sau đó một thời gian ngắn chúng ta thấy bức tranh “vân cẩu” biến mất, nhưng mây vẫn còn là mây mặc dầu ta không còn thấy bức tranh con chó nữa, mây có thể biến thành cơn mưa chứ mây không hoàn toàn tan biến. Từ chỗ suy niệm về vô tướng, chúng ta có thể áp dụng vào nhiều sự kiện, vào nhiều hiện tượng ở trong cuộc sống hằng ngày. Giả sử chúng ta có một người thân yêu, một người hôn phối, một người tình, một người bạn, cha mẹ… không còn nữa thì chúng ta phải nghĩ rằng “hình dáng” của người ấy đã di chuyển hay chuyển đổi thành một hình dáng khác. Chúng ta sẽ thấy được cái vô tướng ở trong nghịch cảnh, trong thống khổ, tất cả chỉ là giả danh, giả tướng; sự sống và sự chết cũng đều là giả danh, đều là giả tướng. Nhìn phản tỉnh về chính bản thân chúng ta: thân xác, tư tưởng, cảm nghĩ mà chúng ta đang có ngay bây giờ thì trong một phút, một giây, một sát-na sau tất cả đều biến đổi, nhưng không có nghĩa là chúng hoàn toàn mất. Nhờ thiền quán về vô tướng, chúng ta không chấp vào một cực đoan nào, chúng ta vượt qua được những đối đãi nhị nguyên, gặp nghịch cảnh hay thuận cảnh chúng ta đều an nhiên tự tại trong lòng. Gặp thuận cảnh không làm chúng ta đam mê, tham lam thêm; gặp nghịch cảnh không làm chúng ta sân hận, các chướng ngại này đều được vượt qua, đều được chiến thắng.
“bất tăng, bất giảm”.
Vô tác là không tạo tác, không làm ra điều gì; còn gọi là vô
nguyện (wishlessness) là không mong cầu, không ham muốn gì cả. Suy niệm về
vô nguyện/vô tác/vô cầu là suy niệm về các kết quả, các ước nguyện đều không có
tự tánh, tức là không mong cầu, không ham muốn, không tạo tác nên điều gì, cái
gì nữa. Thiền quán về vô nguyện/vô tác/vô cầu giúp chúng ta không còn vướng mắc
vào một cái gì trong quá khứ, trong hiện tại,trong tương lai. Nhờ suy niệm về
vô nguyện/vô tác/vô cầu, chúng ta sẽ bình thản, an nhiên trước những diễn biến
đổi thay trong cuộc đời, chúng ta sẽ sống thích ứng với hoàn cảnh hiện tại, tuỳ
duyên mà sống, không tạo tác thêm một nghiệp nào nữa. Chúng ta cảm nhận hạnh
phúc trong giây phút hiện tại, chúng ta không ước nguyện điều gì trong tương
lai.
Tất cả các hiện tượng, các sự
kiện đều là Không, đều là vô tướng nên không còn vướng mắc, không
còn bám víu vào một điều gì, nên vô tác/vô nguyện/vô cầu; không tạo tác,
không có nghĩa là không làm cái gì cả mà chính là làm mọi việc không vì mục
đích tư lợi, như các Bồ-tát làm các việc lợi ích cho chúng sanh, thân tâm các
Ngài ở trạng thái vô tác; khi thành tựu được vô tác,
hành giả không còn thấy đối tượng để sở đắc: mọi
pháp hữu vi đều là Không, đều là vô tướng thì pháp vô vi Niết-bàn cũng đều là
Không, đều là vô tướng. Do đó, không cầu tìm Niết bàn ở đâu xa, vì Niết-bàn
đang ở trong tâm ta, đang ở trong giây phút hiện sinh này.
Tóm lại, qua tiểu đoạn trên của Tâm Kinh, Bồ-tát
Quán-tự-tại đã dạy chúng ta mở ba cửa của giải thoát, và đi qua các cửa đó để đạt
được giải thoát. Khi quán chiếu thâm sâu 3 cửa của giải thoát chúng ta sẽ không
còn sợ hãi, không còn lo âu về được, thua; mất, còn; thắng, bại; đến, đi…
( trích
trong Bát Nhã Tâm Kinh – Chú Giảng của
NVT, mùa xuân 2018
tr. 67 – 70 )
tr. 67 – 70 )
Ebook
Bát-nhã Tâm Kinh – Chú giảng
Tác giả: Nguyễn Vĩnh Thượng
Lời giới thiệu: GS Trần Huệ, Ed. D.Cựu GS trường ĐH Sư Phạm Saigon.
Cựu Chuyên viên Giáo dục Học khu Evergreen, San Jose, USA.
“ Con đường tu dưỡng hay thánh hóa
trong bất cứ tôn giáo nào cũng phải qua 4 giai-đoạn là (1) văn-tự (hiểu chữ), (2) tư-duy
(Suy nghĩ, học sâu) để (3) quán chiếu
(phát ra trí-tuệ), rồi (4) thực-chứng
(hành đạo theo như đã ngộ); mà nếu đã không hiểu “văn-tự;” chỉ có số lượng văn
tự mà thiếu chất lượng văn tự thì làm sao có “tư-duy” hiệu quả để “quán-chiếu”
và “thực chứng”? Quyển Bát Nhã Tâm
Kinh Chú Giảng của Nguyễn Vĩnh Thượng, một Giáo-Sư/Nhà Biên-khảo chuyên về
triết-học Tây-phương và Đông-phương - nhất là Phật-học - đáp-ứng đầy-đủ nhu-cầu
hiểu thấu đó, giúp cho người Phật-tử dễ am hiểu thêm điều mình tụng niệm. Hiểu
lời mình phát-ngôn là điều vô cùng cần thiết để hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn vào trong sinh hoạt tôn
giáo.
*Để đọc ebook
này, độc giả có thể vào Google rồi đánh “tên sách và tên tác giả”, hoặc bấm vào một trong các link sau đây:
- Bát-nhã Tâm Kinh – Link https://drive.google.com/file/d/0B_PBr0BqG0ZUcG1Ibkw2U2RtSjRRcERVbFN5MnRNMUJlWDZV/view?usp=sharing
- Website An
Phong – An Bình: Link (PDF và EPUB):
https://an-phong-an-binh.blogspot.com/2018/07/bat-nha-tam-kinh-chu-giang.html- Bát-nhã Tâm Kinh – Link https://drive.google.com/file/d/0B_PBr0BqG0ZUcG1Ibkw2U2RtSjRRcERVbFN5MnRNMUJlWDZV/view?usp=sharing