Việt Nam có một thời được biết đến là một quốc gia nằm
trong khối Trung-Ấn, khi mà chữ viết, phong tục, tập quán còn đậm nét Trung
hoa. Rồi có một ngày Việt nam bắt đầu thay da đổi thịt, từ từ hội nhập vào văn
hoá tây phương. Người thủ cựu vẫn nằng nặc muốn duy trì những gì “ông cha để lại”
và tôn sùng “văn hiến 4000 năm” như chuyện bất di bất dịch. Họ không chịu phân
tích việc lợi hại của chữ “quốc ngữ” và bài bác loại chữ này với một lý do đơn
giản: loại chữ này do “ngoại nhân” sáng tạo! Công tâm mà nói việc thay đổi cách
viết từ chữ Nôm sang chữ quốc ngữ là một việc vô cùng lớn lao (tỷ như lấp bể, vá
trời) vì phải thay đổi tất cả sách vở, văn kiện, phải dạy toàn thể dân chúng học
cách viết chữ mới, một việc không thể làm nên trong một sớm, một nhiều – chưa kể
đến kinh phí làm sách vở mới, in ấn và hành chính. Nếu thật sự không cần thiết,
thì việc thay đổi chữ viết quả là một việc không nên làm! Từ buổi sơ khai, nhiều
học giả tiên phong đã nhận thức được sự quan trọng của chữ quốc ngữ (như là một
nhịp cầu nối liền với văn hoá tây phương) nên họ đã hy sinh, cố công tu bổ, quảng
bá, thuyết phục để dành một chỗ đứng xứng đáng cho chữ quốc ngữ như bây giờ. Lịch
sử đã ghi công họ và ai muốn tìm hiểu thêm xin cứ vào mạng Internet để tra cứu.
Mời bạn nghe Tiến Sĩ Phạm Thị Kiều Ly thuyết trình với đề tài LỊCH SỬ CHỮ QUỐC NGỮ từ 1615-1919 và AI LÀ TÁC GIẢ CUỐN NHẬP MÔN TIẾNG VIỆT vào tháng 10 năm 2019 tại Sài Gòn;
nghe bài thảo luận 100 NĂM CHỮ QUỐC NGỮ vào tháng 10 năm 2019 tại Sài Gòn; bài nói chuyện của Giáo Sư Nguyễn Đình Đầu với đề tài SÁNG TẠO CHỮ QUỐC NGỮ CỦA CÁC GIÁO SĨ DÒNG TÊN TẠI VIỆT NAM vào tháng 2 năm 2014;
nghe học giả Đỗ Thông Minh thuyết trình với đề tài Tiếng Việt Mến Yêu vào tháng 7 năm 2017 tại San Jose, California; Mười Đặc Trưng Lớn Của Tiếng Việt vào tháng 8 năm 2018 tại Nam California;
nghe Mục sư Đặng Phúc Ánh và Mục sư Tiến Sĩ Jim Klassen (người Mỹ, nói tiếng Việt thành thạo) trò chuyện với đề tài Nét đẹp Quốc ngữ Việt Nam vào tháng 7 năm 2013; và xem Lịch sử chữ Quốc ngữ do Truyền Thông Dòng Tên phát hành vào tháng 1 năm 2016.
|
Bây giờ là thời đại của kỹ thuật tân tiến. Một vài nhà
ngôn ngữ học Việt Nam muốn lợi dụng kỹ thuật điện toán để biến chữ quốc ngữ (từng
thông dụng hằng trăm năm qua) thành một loại chữ “tân kỳ” hơn, để đỡ tốn hao giấy
mực và có thể được viết mau chóng hơn. Tuy nhiên những việc làm như vậy chưa có
sự cân nhắc, phân tích lợi hại cho sự “đổi mới” như đã bàn ở phần đầu của bài này,
nên không được sự hưởng ứng của cộng đồng. Người không hưởng ứng không phải vì
họ thủ cựu mà vì chính họ tự thấy đây là một việc làm phí phạm, vô bổ.
Ngày nay trên mạng Internet, “tiếng Việt” đồng nghĩa với
chữ quốc ngữ và “tiếng Việt” được dùng rộng rãi trên các bài viết bằng máy điện
toán, máy điện thoại thông minh. Ai muốn tìm hiểu thêm về chữ “Việt”, xin mời đọc
Nguyễn
Thanh Đức 2013. Ngày nay, việc viết chữ đang từ từ chuyển sang hệ điện tử -
không cần giấy, bút, mực (sách báo được lưu trữ trong “ổ cứng” trong máy cá nhân,
hay ở một nơi nào đó trên mạng). Ngày nay người ta chỉ cần “nói” với máy; máy sẽ
chuyển âm thanh thành bài viết (bằng tiếng Việt – căn cứ vào tiếng Việt hiện đang
được lưu hành). Xin thử hỏi: việc thay đổi “tiếng Việt” có cần thiết hay không?
Cái cần thiết là việc con người nên dành thêm nhiều thời giờ hơn để trau dồi tiếng
Việt, để giúp mình sử dụng tiếng Việt thanh lịch hơn, đúng phép hơn.
Đọc thêm: Những người giúp chữ Quốc ngữ 'làm nên'
Đọc thêm: Những người giúp chữ Quốc ngữ 'làm nên'