Võ Tắc Thiên (武 則 天) [tháng 2 năm 624 –
tháng 2 năm 705], thường gọi là Võ hậu (武 后).
Năm 637, bà là phi tần Võ Mỵ nương của Vua Đường Thái Tông Lý Thế Dân. Năm 643, Đường Thái Tông qua đời, Thái tử Lý Trị lên ngôi vua là Đường Cao Tông. Võ Mỵ nương vì không có con nên bị buộc phải xuống tóc xuất gia làm ni cô ở chùa Cảm Nghiệp Tự (感 業 寺).
Tháng 5 năm 650, Đường Cao Tông đến chùa Cảm Nghiệp Tự nhân ngày giỗ của vua cha là Đường Thái Tông. Do có tình ý trước với Võ Mỵ Nương, và với nhan sắc tuyệt trần của ni cô này, nên Vua Đường Cao Tông có ý rước bà về cung. Tháng 5 năm 651, Đường Cao Tông mãn tang, Vua ra lệnh bà Võ thị hoàn tục, và chính thức đưa bà trở lại cung. Võ thị được Cao Tông sủng ái. Tháng 11 năm 655, Đường Cao Tông truất phế Hoàng Hậu Vương thị để lập Võ Chiêu Nghi làm chính cung Hoàng Hậu.
Kể từ
năm 660, sức khỏe của Đường Cao Tông suy yếu nhiều nên giao việc triều
chính cho Võ Hậu. Tháng 9 năm 674, Đường Cao Tông tự xưng là Thiên Hoàng (天 皇), lập Võ hoàng hậu
làm Thiên Hậu (天 后).
Tháng 12 năm 683, Thiên Hoàng lâm bệnh nặng, bèn lập Hoàng Thái tử Lý Hiển lên nối ngôi, tức là Đường Trung Tông lên ngôi lần thứ nhất. Thiên Hậu trở thành Hoàng Thái Hậu Nhiếp Chính, bà quyết định mọi việc trong triều đình.
Tháng 2 năm 684, Thái Hậu truất phế Đường Trung Tông, và lập Dự Vương Đán lên ngôi, tức là Đường Duệ Tông. Kể từ đây, quyền bính lọt vào tay Võ Thái Hậu.
Đầu năm 690, Sư Pháp Minh dâng bốn quyển Đại Vân Kinh ca ngợi Thái Hậu là Phật Di Lặc xuống trần, bà là chủ của thiên hạ. Thái hậu sai in quyển sách này để truyền bá cho dân chúng ở khắp nơi. Từ đây bà đề cao Phật giáo.
Tháng 9 năm 690, Võ Thái hậu xưng đế, bà đổi nhà Đường thành nhà Chu, đổi niên hiệu, xưng tôn hiệu là Thánh Thần Hoàng đế (聖 神 皇 帝).
Tháng 12 năm 683, Thiên Hoàng lâm bệnh nặng, bèn lập Hoàng Thái tử Lý Hiển lên nối ngôi, tức là Đường Trung Tông lên ngôi lần thứ nhất. Thiên Hậu trở thành Hoàng Thái Hậu Nhiếp Chính, bà quyết định mọi việc trong triều đình.
Tháng 2 năm 684, Thái Hậu truất phế Đường Trung Tông, và lập Dự Vương Đán lên ngôi, tức là Đường Duệ Tông. Kể từ đây, quyền bính lọt vào tay Võ Thái Hậu.
Đầu năm 690, Sư Pháp Minh dâng bốn quyển Đại Vân Kinh ca ngợi Thái Hậu là Phật Di Lặc xuống trần, bà là chủ của thiên hạ. Thái hậu sai in quyển sách này để truyền bá cho dân chúng ở khắp nơi. Từ đây bà đề cao Phật giáo.
Tháng 9 năm 690, Võ Thái hậu xưng đế, bà đổi nhà Đường thành nhà Chu, đổi niên hiệu, xưng tôn hiệu là Thánh Thần Hoàng đế (聖 神 皇 帝).
Trong
xã hội Nho giáo ở Trung Hoa, trọng nam khinh nữ, không chấp nhận một phụ nữ lên
ngôi vua. Nên nhiều đại thần nổi lên chống đối, Võ Tắc Thiên quyết định dẹp yên
bọn chống đối, và đem các quan lại trung thành với bà vào triều đình.
Thời cai trị của Võ Tắc Thiên đã để dấu lại một thủ thuật chính trị tài tình và hung bạo: để bảo vệ và duy trì quyền lực, bà sẵn sàng hạ thủ kẻ chống đối, ngay cả việc giết con của mình nữa. Bà lập đội “Tuần tra mật” với các hung thần phục vụ cho bà như Lai Tuấn Thần, Chu Hưng để đối phó với bất kỳ kẻ nào chống đối. Tuy nhiên, bà cũng trọng vọng, tin tưởng và dùng nhiều bậc hiền tài như Địch Nhân Kiệt, một tướng lãnh tài ba của nhà Đường, Lâu sử Đức. Bà thường lắng nghe và thực hành lời cố vấn của vị đại thần Địch Nhân Kiệt.
Tháng 10 năm 695, bà đổi tôn hiệu là Thiên Sách Kim Luân Thánh Thần Hoàng đế (天 册 金 輪 聖 神 皇 帝).
Mùa Đông năm 704, Võ Tắc Thiên lâm bịnh. Sang đầu Xuân năm 705 bịnh tình thêm nặng, nên việc triều chính đều do các đại thần thân cận trông nom.
Ngày 20 tháng 2 năm 705, các đại thần Trương Giản Chi, Hoàng Ngạn Phạm, Tiết Tư Hành làm binh biến, họ dẫn quân tiến vào cung Thượng Dương, nơi ở của Võ Hoàng, họ ép Võ hoàng thoái vị để nhường ngôi cho Đường Trung Tông, còn bà làm Thái Thượng Hoàng. Hoàng Thái hậu bị giam lỏng ở Thượng Dương Cung cho đến khi chết vào cuối năm 705 này.
Ngày 23 tháng 2 năm 705, Đường Trung Tông chính thức lên ngôi lần thứ hai. Nhà Đường chính thức được khôi phục, nhà Võ Chu chấm dứt. Võ Tắc Thiên làm vua được 15 năm (690 – 705). Nếu tính từ lúc bà nắm việc triều chính khi sức khỏe của Đường Cao Tông bị suy yếu vào năm 660 thì bà đã điều hành triều chính được 45 năm. Triều đại nhà Chu đã hoàn thành việc chiếm cứ Triều Tiên, đã chủ trương phát triển kinh tế và xã hội, đã duy trì sự ổn định của đất nước, đặc biệt đã phát triển Phật giáo nhất là Mật tông.
Thời cai trị của Võ Tắc Thiên đã để dấu lại một thủ thuật chính trị tài tình và hung bạo: để bảo vệ và duy trì quyền lực, bà sẵn sàng hạ thủ kẻ chống đối, ngay cả việc giết con của mình nữa. Bà lập đội “Tuần tra mật” với các hung thần phục vụ cho bà như Lai Tuấn Thần, Chu Hưng để đối phó với bất kỳ kẻ nào chống đối. Tuy nhiên, bà cũng trọng vọng, tin tưởng và dùng nhiều bậc hiền tài như Địch Nhân Kiệt, một tướng lãnh tài ba của nhà Đường, Lâu sử Đức. Bà thường lắng nghe và thực hành lời cố vấn của vị đại thần Địch Nhân Kiệt.
Tháng 10 năm 695, bà đổi tôn hiệu là Thiên Sách Kim Luân Thánh Thần Hoàng đế (天 册 金 輪 聖 神 皇 帝).
Mùa Đông năm 704, Võ Tắc Thiên lâm bịnh. Sang đầu Xuân năm 705 bịnh tình thêm nặng, nên việc triều chính đều do các đại thần thân cận trông nom.
Ngày 20 tháng 2 năm 705, các đại thần Trương Giản Chi, Hoàng Ngạn Phạm, Tiết Tư Hành làm binh biến, họ dẫn quân tiến vào cung Thượng Dương, nơi ở của Võ Hoàng, họ ép Võ hoàng thoái vị để nhường ngôi cho Đường Trung Tông, còn bà làm Thái Thượng Hoàng. Hoàng Thái hậu bị giam lỏng ở Thượng Dương Cung cho đến khi chết vào cuối năm 705 này.
Ngày 23 tháng 2 năm 705, Đường Trung Tông chính thức lên ngôi lần thứ hai. Nhà Đường chính thức được khôi phục, nhà Võ Chu chấm dứt. Võ Tắc Thiên làm vua được 15 năm (690 – 705). Nếu tính từ lúc bà nắm việc triều chính khi sức khỏe của Đường Cao Tông bị suy yếu vào năm 660 thì bà đã điều hành triều chính được 45 năm. Triều đại nhà Chu đã hoàn thành việc chiếm cứ Triều Tiên, đã chủ trương phát triển kinh tế và xã hội, đã duy trì sự ổn định của đất nước, đặc biệt đã phát triển Phật giáo nhất là Mật tông.
*
* *
Võ Tắc Thiên: tác giả lời Khai
Kinh Kệ cho Bộ Kinh Hoa Nghiêm chữ Hán.
Bộ Kinh Hoa Nghiêm [Srt. Avatamsaka Sutra, Tàu dịch là Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh (大 方 廣 佛 華 嚴 經), Av. Flower Garland Sutra/ Flower Adornment Sutra]. Avatamsaka, chữ Sanskrit, có nghĩa là một tràng hoa. Hoa Nghiêm, chữ Hán, có nghĩa là trang hoàng bằng hoa. Đây là bộ kinh dài nhất và rất cao siêu trong Đại Tạng Kinh của Phật giáo Phát triển/ Đại thừa.
Bộ Kinh Hoa Nghiêm [Srt. Avatamsaka Sutra, Tàu dịch là Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh (大 方 廣 佛 華 嚴 經), Av. Flower Garland Sutra/ Flower Adornment Sutra]. Avatamsaka, chữ Sanskrit, có nghĩa là một tràng hoa. Hoa Nghiêm, chữ Hán, có nghĩa là trang hoàng bằng hoa. Đây là bộ kinh dài nhất và rất cao siêu trong Đại Tạng Kinh của Phật giáo Phát triển/ Đại thừa.
Kinh
Hoa Nghiêm do Bồ-tát Long Thọ (Nagarjuna) soạn ra vào thế kỷ thứ 2 sau CN.
Có 3 bản dịch Kinh Hoa Nghiêm ra chữ Hán như sau:
Có 3 bản dịch Kinh Hoa Nghiêm ra chữ Hán như sau:
1. Kinh Hoa Nghiêm chữ Sanskrit được
đem về Trường An, đến đời Đông Tấn (317 – 419) được Ngài Buddhabhadra (Tàu
phiên âm: Phật-đà-bạt-đà-la, Trung Hoa còn gọi là Giác Hiền, 359 – 429), người
miền Bắc Ấn độ, đến Trung Hoa trụ trì ở chùa Hưng Nghiêm, lần đầu tiên dịch ra
tiếng Hán, gồm có 60 quyển, 34 phẩm, 36.000 bài tụng. Trung Hoa gọi là Lục Thập Hoa Nghiêm.
2. Sau
đó khoảng 200 năm, đến đời Đường Võ Chu (618 – 907), Đại sư Sikasananda (Tàu
phiên âm: Thực-Xoa-nan-đà, dịch là Hỷ Học, 652 – 710), người nước Vu Điền
(Kotan) tới Đông Đô trụ trì chùa Phật Thụ Ký, dịch một bản kinh Hoa Nghiêm chữ
Sanskrit đầy đủ hơn mới đem tới từ Ấn độ ra tiếng Hán. Khởi công dịch vào
tháng 3 năm 695 đến tháng 10 năm 699 thì dịch xong. Bộ này gồm có 80 quyển, 39
phẩm, 45.000 bài tụng, thường gọi là Bát
thập Hoa Nghiêm.
3. Cũng
vào đời Đường, Ngài Prajna (Tàu phiên âm: Bát-nhã), người nước Kế Tân ( Kaboul)
tới Trường An, trụ trì chùa Sùng Phúc, dịch tóm lược Kinh Hoa Nghiêm, gồm 40
quyển và dịch thêm phẩm Nhập Pháp Giới, thường gọi là Tứ Thập Hoa Nghiêm.
Bộ Bát Thập Hoa Nghiêm là hoàn bị hơn
cả, đã được dịch ra chữ Quốc ngữ.
Cả 3 bản dịch đều lấy tên là Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh (大 方 廣 佛 華 嚴 經),[Đại = lớn , ý chỉ thể tánh vô cùng tận của pháp giới; Phương = phép tắc, ý chỉ nguyên lý bất biến của pháp giới; Quảng: ý chỉ sự ứng dụng của pháp giới thì rộng lớn, bao trùm khắp vũ trụ vạn hữu, không gặp trở ngại (vô ngại) nào cả; Phật: bậc giác ngộ; Hoa Nghiêm: tràng hoa, dùng hoa để trang hoàng thành tràng một cách trang nghiêm, ý chỉ dùng vạn hạnh để kết nối trang nghiêm bản thể thanh tịnh, để trang nghiêm pháp giới.]
Tương
truyền, Hoàng đế Võ Tắc Thiên đã cử đặc sứ sang Ấn độ thỉnh Kinh Hoa Nghiêm chữ
Sanskrit đầy đủ hơn, và thỉnh cầu Đại sư Siksananda sang Trung Hoa làm chủ trì
việc dịch thuật. Sau khi Bộ Kinh Hoa Nghiêm này được dịch xong, Đại sư
Siksananda liền dâng lên Vua Võ Tắc Thiên. Bà đọc suốt toàn bộ kinh, Vua đã hiểu
ý nghĩa thâm sâu và vi diệu của Phật Pháp chứa đựng trong Kinh, nên Hoàng đế Võ
Tắc Thiên đã viết lời Khai Kinh Kệ cho bộ kinh Hoa
Nghiêm này.
Từ đó các Đại sư đã dùng lời Khai Kinh Kệ này cho tất cả các kinh điển Phật giáo ở Trung Hoa, sau này ở Việt Nam, trước khi bắt đầu đọc tụng bài kinh:
Từ đó các Đại sư đã dùng lời Khai Kinh Kệ này cho tất cả các kinh điển Phật giáo ở Trung Hoa, sau này ở Việt Nam, trước khi bắt đầu đọc tụng bài kinh:
开 经 偈
无 上 甚 深 微 妙 法,
百 千 万 劫 难 遭 遇;
我 今 见 闻 得 受 持,
愿 解 如 来 真 实 义
[武 则 天 (唐)]
Phiên Âm Hán Việt:
Khai Kinh Kệ
Vô
thượng thậm thâm(1) vi diệu(2) pháp(3),
Bá thiên(4) vạn kiếp(5) nan tao ngộ(6);
Ngã kim kiến văn(7) đắc thọ trì(8),
Nguyện giải Như Lai(9) chân thực nghĩa(10).
Bá thiên(4) vạn kiếp(5) nan tao ngộ(6);
Ngã kim kiến văn(7) đắc thọ trì(8),
Nguyện giải Như Lai(9) chân thực nghĩa(10).
[Võ Tắc Thiên (Đường)]
Chú
thích:
1.
Vô thượng thậm thâm:
-
Vô thượng: không có (một loại kiến
thức nào) cao siêu hơn (lời Phật dạy trong kinh)
-
thậm thâm: rất sâu đậm. thậm: rất, nhiều lắm; thâm: bề sâu, sâu đậm.
2.
Vi diệu: mầu nhiệm, tinh xảo; ý
chỉ tính cao siêu (của Phật Pháp), không dễ dàng hiểu (Phật Pháp).
-
Vi: nhỏ bé, tinh xảo.
-
Diệu: thần kỳ, tuyệt vời, tuyệt diệu.
3.
Pháp: lời dạy của Đức Phật Thích-ca.
4.
Bá thiên: bá: trăm; thiên:
ngàn.
5.
Vạn kiếp: vạn: 10
ngàn; kiếp : số kiếp, đời kiếp, gọi đầy đủ là “kiếp-ba” (Srt. Kalpa) gồm có tiểu kiếp, trung kiếp và đại kiếp. Như
vậy, kiếp có nghĩa là một khoảng thời gian rất dài.
Bá thiên vạn kiếp: trăm nghìn vạn kiếp, ý chỉ
một khoảng thời gian dài đăng đẳng.
6.
Nan tao ngộ: nan: khó khăn; tao ngộ:
gặp lại; nan tao ngộ: khó khăn để
gặp lại. Ý chỉ cơ hội để nghe lại Phật Pháp thì khó khăn, không dễ gì có dịp được
nghe thấy lại.
7.
Kiến văn: kiến: thấy; văn:
nghe.
8.
Đắc thọ trì: đắc: được, phàm việc gì cầu mà được gọi
là đắc; thọ: thu nhận, vâng
theo; trì: gìn giữ (
giáo lý của Đức Phật). Có nghĩa là nhận lãnh và gìn giữ (những lời dạy của Đức
Phật).
9.
Như Lai: Đức Phật Thích-ca, Đức Thế
Tôn.
10. Chân thực nghĩa: ý nghĩa chân thực, ý nghĩa thâm sâu và vi diệu (lời
dạy của Đức Phật).
Dịch
nghĩa:
Lời Khai Kinh Kệ
Phật
Pháp thì thâm sâu, mầu nhiệm chẳng có điều gì hơn được.
Trăm nghìn muôn kiếp khó có dịp gặp lại (Phật Pháp).
Con nay nghe, thấy (Phật Pháp) nên nắm chắc giữ gìn.
Trăm nghìn muôn kiếp khó có dịp gặp lại (Phật Pháp).
Con nay nghe, thấy (Phật Pháp) nên nắm chắc giữ gìn.
Nguyện
hiểu ý nghĩa chân thực (lời dạy) của Đức Phật Thích-ca.
(Võ Tắc Thiên, đời Đường)
Dịch
thơ 1:
Lời Khai Kinh Kệ
Phật
Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu,
Trăm
nghìn muôn kiếp khó tìm cầu.
Nay con nghe thấy chuyên trì tụng,
Nguyện
tỏ Như Lai nghĩa nhiệm mầu.
(Hòa Thượng Thích Trí Tịnh dịch)
Dịch
thơ 2:
Lời Khai Kinh Kệ
Pháp
Phật sâu mầu chẳng gì hơn,
Trăm
ngàn muôn kiếp khó được gặp.
Nay
con nghe, thấy, vâng gìn giữ,
Nguyện
hiểu nghĩa chơn Đức Thế Tôn.
(Hòa Thượng Thích Thanh Từ dịch)
*
* *
Hoa Nghiêm tông
Kinh Hoa nghiêm được phát triển và phổ
biến rất mạnh ở Trung Hoa. Sự kiện này đưa đến việc thành lập Hoa Nghiêm Tông.
Sơ tổ là Ngài Đổ Thuận (557 – 640), đến nhị tổ là Ngài Trí Nghiêm (602 – 668) thì Hoa Nghiêm Tông được thành lập, tông này căn cứ vào Kinh Hoa Nghiêm.
Sơ tổ là Ngài Đổ Thuận (557 – 640), đến nhị tổ là Ngài Trí Nghiêm (602 – 668) thì Hoa Nghiêm Tông được thành lập, tông này căn cứ vào Kinh Hoa Nghiêm.
Triết lý của
Kinh Hoa Nghiêm
Hoa
Nghiêm Kinh chủ trương:
1. Nhất tâm chân như: do tâm mới có vũ
trụ vạn hữu, nói khác, từ bản thể nhất tâm chân như của vũ trụ vạn hữu mà phát
sanh ra các hình tướng sai biệt của hiện tượng giới.
2. Pháp giới duyên khởi (Conditioned arising
from the realm of the dharma): nhân quả, duyên sinh, lý và sự, lý-sự vô ngại, sự-sự
vô ngại là trọng tâm của thuyết pháp giới duyên khởi để giảng dạy sự sinh thành
của vũ trụ vạn hữu. Để hiểu rõ thuyết pháp giới duyên khởi, chúng ta sẽ tìm hiểu
thuyết tứ pháp giới, các bài luận
về lục tướng và thập huyền duyên khởi:
A.
Lý thuyết về tứ pháp giới (Av. The Theory of the
Fourfold Dharmadhatu):
Pháp giới (Srt. Dharmadhatu) là một thuật
ngữ Phật giáo, có nghĩa là cõi giới
của các pháp (sphere of the dharma/ absolute reality). Khi Phật tính (Buddha nature) được nhận
thức thì pháp giới (dharmadhatu) được gọi là Pháp thân (Dharmakaya, Av. the body of Dharma truth).
Pháp (Srt. Dharma ) là một thuật ngữ Phật giáo có nghĩa rất rộng; ý chỉ tất cả các sự vật, vật chất hay tinh thần, hiện hữu hay không hiện hữu, thế giới, vũ trụ, con người, con vật, nguyên tử, điện tử, ngay cả những ý niệm không có thực như lông rùa, sừng thỏ nữa.
Giới (Srt.
Dhatu, HV. 界, Av. sphere, world): cảnh giới, lãnh vực, thế giới.
Trong Phật học có một thuật ngữ Giới đồng âm nhưng dị nghĩa: Giới (Hv. 戒, sa. śīla) là giới luật (precepts) nghĩa là điều phải làm theo mà tăng, ni cũng như người tu tại gia phải tuân thủ.
Trong Phật học có một thuật ngữ Giới đồng âm nhưng dị nghĩa: Giới (Hv. 戒, sa. śīla) là giới luật (precepts) nghĩa là điều phải làm theo mà tăng, ni cũng như người tu tại gia phải tuân thủ.
Tứ
pháp giới là 4 phương cách để nhận thức “thực
tại” (reality). Nói cách khác, đây là bốn cách để nhận thức vũ trụ vạn hữu:
1.
Sự pháp giới ( 事 法 界): là cách nhìn trong thế
giới bình thường, tất cả các pháp thì có hình tướng sai biệt (separate
events or phenomena). Sự = Av. phenomenon.
2.
Lý pháp giới ( 理 法 界): là bản thể, là tâm,
là tất cả các pháp trong thế giới tuyệt đối (absolute, noumenon) . Lý=
Av. noumenon. Lý có liên hệ với khái niệm về Tánh Không (Shunyata), Nhất tâm (Av. one mind), và Phật tánh (Buddha nature).
3.
Lý và Sự vô ngại pháp giới ( 理 事 無 礙 法 界, Av. Noumenon and
Phenomenon interpenetrate): Lý và Sự dung thông với nhau, không ngăn ngại (vô
ngại) nhau.
4.
Sự - Sự vô ngại pháp giới ( 事 事 無 礙 法 界, Av. all distinct
phenomenal dharmas interfuse and penetrate in all ways): tất cả các sự vật
trong hiện tượng giới đều dung thông với nhau mà không có chướng ngại (vô ngại)
nào với nhau.
Chúng
ta có thể quảng diễn thêm thuyết tứ
pháp giới như sau:
1.bis. Sự (phenomenon) pháp giới: mọi hiện tượng, mọi sự vật trong vũ trụ là những hình sắc, những vật chất có vô số hình tướng khác nhau.
1.bis. Sự (phenomenon) pháp giới: mọi hiện tượng, mọi sự vật trong vũ trụ là những hình sắc, những vật chất có vô số hình tướng khác nhau.
2.bis. Lý (noumenon) pháp giới: là tâm, là bản thể bao trùm khắp vũ trụ vạn hữu. Lý pháp giới là chân như tuyệt đối, vô phân biệt. Thường gọi là Pháp thân, Bản thể, Bản lai diện mục, Thực tướng, Thể tánh của chúng sanh.
3.bis. Lý và Sự vô ngại pháp giới: có nghĩa là Lý và Sự hoàn toàn không có sự mâu thuẫn, không có trở ngại với nhau. Thí dụ: Lý là bản thể, là nước còn Sự là hiện tượng, là sóng. Nước nổi thành sóng rồi sóng tan thành nước. Tướng là hiện tượng của Bản thể, nương vào Bản thể mà phát sanh. Mỗi pháp đều có Sự (hiện tượng) và Lý (bản thể) hòa hợp với nhau. Như vậy trong thuyết bất nhị: Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc; Sắc bất dị Không, Không bất dị Sắc. Sự chính là Lý. Lý chính là Sự; Bản thể (Thể) chính là Hiện tượng (Tướng), Hiện tượng chính là Bản Thể; Tâm tức Vật, Vật tức Tâm. Vô ngại tức là không trở ngại, không mâu thuẩn, không chướng ngại cho nhau. Lý và Sự luôn luôn tương tùng, tương sinh, tương tức, tương nhập.
Đây là đỉnh cao của tư tưởng triết học của Kinh Hoa Nghiêm.
4.bis. Sự-Sự vô ngại pháp giới: Sự là chỉ hiện tượng, cá thể của mọi pháp. Tất cả các Sự đều dung thông với nhau: thời gian dung thông với thời gian, không gian dung thông với không gian; thời gian dung thông với không gian mà không có một chướng ngại, một trở ngại nào cả.
Để
thuyết minh cái tướng của “Sự-Sự vô ngại”
nên nói lên cái lý của “Lục tướng viên
dung” (6 tướng viên dung), và “Thập
huyền duyên khởi”:
B. Lục tướng viên dung:
B. Lục tướng viên dung:
Trong
pháp giới, mỗi “pháp” đều có đủ 6 tướng,
3 cặp tướng thì đối ngược với nhau: Tổng
tướng - Biệt tướng; Đồng tướng - Dị
tướng; Thành tướng - Hoại tướng.
1. Tổng tướng (總 相): là tướng bao hàm toàn thể
các bộ phận của một vật hay một sự việc gì.
2. Biệt tướng (別 相): là tướng đặc biệt của
mỗi bộ phận để cấu thành toàn thể của các bộ phận ấy. Nhiều biệt tướng kết hợp lại
thành tổng tướng. Một sự vật đã có “tổng”
thì có “biệt”, nếu không có “biệt” thì cũng không có “tổng”.
3. Đồng tướng (同 相): là tướng giống nhau của một số sự vật, sự kiện. Các tướng giống nhau cùng điều hoà/ dung hoà/ viên dung với nhau mà thành lập, không tương phản hay làm ngăn ngại lẫn nhau.
3. Đồng tướng (同 相): là tướng giống nhau của một số sự vật, sự kiện. Các tướng giống nhau cùng điều hoà/ dung hoà/ viên dung với nhau mà thành lập, không tương phản hay làm ngăn ngại lẫn nhau.
4. Dị tướng (異 相): là tướng riêng biệt của
mỗi vật, mỗi sự kiện khác nhau. Hình tướng mọi vật tuy có khác nhau, nhưng về bản
thể/ lý tánh thì không có gì sai khác cả.
Kinh
Hoa Nghiêm giảng rằng không có một ngăn ngại, mâu thuẫn nào giữa Đồng và Dị, và
giữa Dị với Dị.
5. Thành tướng (成 相): là tướng thành tựu, là toàn thể của mỗi tướng khác/ mỗi bộ phận khác hợp lại thành một sự vật, một tổng thể.
5. Thành tướng (成 相): là tướng thành tựu, là toàn thể của mỗi tướng khác/ mỗi bộ phận khác hợp lại thành một sự vật, một tổng thể.
6. Hoại tướng (壞 相): là biệt tướng tan rã
của một sự vật lớn thành nhiều biệt tướng/ phần tử nhỏ.
Theo Kinh Hoa Nghiêm:
- Tổng, Đồng và Thành tướng là phương diện “viên dung” (bình đẳng) của Bản thể.
- Biệt, Dị và Hoại là phương diện “sai biệt” của hiện tượng.
Vạn vật trong vũ trụ vạn hữu có thiên hình vạn trạng khác nhau nhưng không ra ngoài hai cửa ngõ “bình đẳng” và “sai biệt”. Vạn vật thì sai biệt trên bình diện hiện tượng, và bình đẳng trên bình diện bản thể.
C. Thập huyền duyên khởi:
Ngoài
6 tướng trên, các pháp còn có 10 đặc tính huyền diệu, gọi là Thập huyền duyên khởi (10 cửa huyền
diệu của duyên khởi), hay còn gọi là Thập
huyền môn được Đại sư Pháp Tạng (643 – 712) trình bày trong tập luận
nhan đề “Chú Kim Sư Tử Chương”.
Tương truyền Hoàng đế Võ Tắc Thiên muốn nghe giảng kinh Hoa Nghiêm, nên bà thỉnh cầu Đại sư Pháp Tạng thuyết giảng. Đại sư đã mượn pho tượng con Sư Tử Vàng trưng bày trong nội điện để làm đề tài soạn một tập tiểu luận để đệ trình lên Nữ Hoàng. Võ Tắc Thiên đọc xong liền tỏ lời khen ngợi, và ban tặng Ngài Pháp Tạng danh hiệu: “Hiền Thủ Đại Sư”.
Đại sư Đỗ Thuận đã giảng “Hoa Nghiêm Nhất Thừa Thập Huyền Môn”, đại lược của 10 cửa ấy như sau:
Tương truyền Hoàng đế Võ Tắc Thiên muốn nghe giảng kinh Hoa Nghiêm, nên bà thỉnh cầu Đại sư Pháp Tạng thuyết giảng. Đại sư đã mượn pho tượng con Sư Tử Vàng trưng bày trong nội điện để làm đề tài soạn một tập tiểu luận để đệ trình lên Nữ Hoàng. Võ Tắc Thiên đọc xong liền tỏ lời khen ngợi, và ban tặng Ngài Pháp Tạng danh hiệu: “Hiền Thủ Đại Sư”.
Đại sư Đỗ Thuận đã giảng “Hoa Nghiêm Nhất Thừa Thập Huyền Môn”, đại lược của 10 cửa ấy như sau:
1.
Đồng thời cụ túc tương ứng
môn: có
nghĩa là các pháp trong vũ trụ thì viên thông/ dung thông vô ngăn ngại. Thời
gian, không gian, v…v…cùng một lúc tồn tại, tương tức, tương nhập, tương sinh,
tương diệt, không có pháp nào tự độc lập cả. Muôn pháp đều ảnh hưởng lẫn
nhau. Thí dụ: trong thời gian đồng thời có không gian. Nếu trái đất ngừng
quay thì không còn thời gian, kéo theo là không còn không gian. Nếu không có
ngày đêm thì không có sự sống và không gian sẽ thành một bãi hoang vắng.
2.
Nhất đa tương dung bất đồng
môn: “số một” bao gồm cả “số nhiều”, “số nhiều” lại
bao gồm “số một”; nhưng “số một” vẫn là “số một”, “số nhiều” vẫn
là “số nhiều” không cùng
nhau. Thí dụ: mỗi động tác từng cá nhân thì gây ảnh hưởng đến cá nhân khác
trong cộng đồng xã hội. Không một lời nói nào, một việc làm nào lại chẳng gây ảnh
hưởng dây chuyền, ít nhiều ảnh hưởng đến phần tử khác. Nhưng cá nhân vẫn là một
cá nhân, cộng đồng xã hội gồm nhiều cá nhân khác nhau, không cùng nhau.
3.
Chư pháp tương tức tự tại môn: “Bản thể” (lý= noumenon) của các pháp thì tự do hoà hợp lẫn
nhau. Các pháp thì tương tức, tương nhập lẫn nhau. “Một” là “tất cả”, “tất cả” là “một”.
4.
Nhân-đà-la vi tế cảnh giới
môn: Nhân-đà-la,
Tàu phiên chữ Sanskrit: Indra, có nghĩa là Cung Trời Đế Thích/ Đế Thích Thiên.
Tương truyền trong cung điện của Vua Đế Thích có một tấm lưới rộng lớn, mỗi mắc
lưới được gắng một hạt bảo châu. Ánh sáng của mỗi hạt bảo châu soi rọi các hột
bảo châu khác; ánh sáng các hột bảo châu dung hợp với nhau mà không có sự ngăn
ngại nào cả. Các ánh sáng của các hột bảo châu phản chiếu với nhau tạo thành một
cảnh sắc huy hoàng tráng lệ. Hình ảnh này nói lên mọi vật trong vũ trụ đều
tương thông mật thiết với nhau.
5.
Vi tế tương dung an-lập môn:
Vi tế: cực nhỏ. Thí dụ như nguyên
tử, điện tử. Vũ trụ cực đại thì được cấu tạo bởi vô số nguyên tử cực tiểu. Như
vậy, cực tiểu và cực đại thì dung thông với nhau, không gặp một chướng ngại nào
cả.
Tương dung an lập: “một pháp” có thể bao gồm “nhiều
pháp” khác nhau. “Số một pháp”
bao hàm “số nhiều pháp” mà không phá
hoại nhau, gọi là an lập.
6.
Bí mật ẩn-hiển
câu thành môn:
Ẩn có
nghĩa là bề trong, là bí ẩn; hiển có nghĩa là bề ngoài, là hiển hiện.
Theo ý nghĩa lý tương tức, tương nhập của các pháp thì có pháp ở bề trong, có
pháp ở bề ngoài. Nhưng trong và ngoài đều là một thể tính.
7. Chư
tàng thuần tạp cụ túc môn:
Chư
tàng có nghĩa là chư hành, thuần có
nghĩa là một, tạp có nghĩa là nhiều.
Câu này có nghĩa là “một” tức là “tất cả”,
“tất cả” tức là “một”.
Nói một cách tổng quát, thuần và tạp, tâm và vật,
chủ thể và đối tượng (khách thể), vật chất và tinh thần, Lý (Bản thể) và Sự (Hiện
tượng) … đều dung thong không có trở ngại, không có mâu thuẫn. Đứng về phương
diện cộng đồng xã hội, thì mọi bất đồng đều có thể được giải toả, đều có thể
tiêu tan: cá nhân và xã hội đều có liên quan mật thiết với nhau, cả hai có thể
dung thông để sanh tồn, để chuyển biến. . .
8. Thập
thế pháp dị thành môn:
Theo Đại sư Đỗ Thuận thì thế
= đời gồm có: quá khứ, hiện tại, vị lai. 3 đời nhân thêm 3
đời nữa (3 x 3 = 9) thành 9 đời, rồi 9 đời này lại dung thông nhau, tương tức,
tương nhập nhau thành một đời. Tổng
cộng có 10 đời (thập thế). Đây có nghĩa là thập thế (10 đời) tự tại dung thông
lẫn nhau.
9. Duy
tâm hồi chuyển thiện thành môn:
Mọi sự vật hiện hữu đều do tâm, đều do “Như-lai tạng tự tính thanh tịnh Chân tâm”. Tâm làm chủ tất cả, Tâm là chủ động tất cả. Chân Tâm là Phật tính: không sinh, không diệt,
không tăng, không giảm, không nhơ, không sạch. Bản thể của Chân Tâm là trong sáng
tròn đầy, bao trùm khắp mọi hiện tượng.
Do Tâm mới có Lý và Sự. Do Tâm thì
vũ trụ vạn hữu mới sanh thành, mới biến dịch: “Nhất tâm chân như” hay “ Nhất thiết duy tâm tạo”.
10. Thác sự
hiển pháp sinh giải môn:
Câu này có nghĩa là cái “lý”: Một và Nhiều thì hiển hiện ra một cách rõ
ràng, không cần phải giải thích cũng hiểu được: “Sự-Sự”.
Về phương diện hiện tượng thì Sự - Sự, Vật - Vật đều có những bộ phận sai khác, phân biệt nhau; nhưng các Sự, các Vật thì viên dung/ dung thông lẫn nhau, đều làm nhân, làm duyên lẫn nhau, trùng trùng duyên khởi để cùng tồn tại hay cùng hủy diệt.
Về phương diện hiện tượng thì Sự - Sự, Vật - Vật đều có những bộ phận sai khác, phân biệt nhau; nhưng các Sự, các Vật thì viên dung/ dung thông lẫn nhau, đều làm nhân, làm duyên lẫn nhau, trùng trùng duyên khởi để cùng tồn tại hay cùng hủy diệt.
Nhưng về phương diện bản thể thì vũ trụ vạn hữu là một
khối duy nhất, bất khả phân, bất biến.
Bản thể và hiện tượng chỉ là hai mặt của một
thực tại tuyệt đối gọi là Tâm hay Chân Như.
Kết luận
Nhất tâm chân như, Pháp giới duyên khởi, Lục tướng
viên dung và Thập huyền duyên khởi là
triết lý của Kinh Hoa Nghiêm; và cũng là Giáo nghĩa của Hoa Nghiêm tông.
Toronto,
18 April 2020
Nguyễn Vĩnh Thượng
Nguyễn Vĩnh Thượng