marque

*** Chào mừng bạn đang ghé thăm trang web An Phong An Bình***

Thứ Năm, 30 tháng 7, 2020

Bạn có biết?

Mời bạn nghe cô Linh San nói đôi lời, thay cho Lời Tựa sau đây:



Càng ngày chúng ta càng gắn bó mật thiết với Internet, gắn bó đến nổi khi không kết nối được với Internet, chúng ta cảm thấy hụt hẫng, như thiếu thốn một thứ gì rất cần thiết, rất quen thuộc. Nhiều ứng dụng mà trước đây chỉ được gắn trong máy tính cá nhân, nay đã từ từ được đem vào Internet. Thí dụ như Google có Docs, Sheets, Slides miễn phí và người sử dụng không cần mua các sản phẩm cập nhật của Microsoft Office như Word, Excel, PowerPoint. Mặt khác người ta không cần lưu trữ tài liệu trong máy tính cá nhân và có thể giữ tư liệu an toàn trong các thư mục “trên trời” (cloud). Chúng ta đang bước vào thế giới Web thế hệ thứ 3.0 với đặc tính “vô sở bất tại” (ubiquity) và thông minh nhân tạo (artificial intelligence). Trong bài này chúng tôi chỉ đề cập đến một vài ứng dụng trong máy tính, liên quan đến việc sử dụng bằng “tiếng Việt”.


Voice Typing trong Docs

Bạn có thể đọc những gì bạn muốn viết và Google sẽ “đánh máy” giùm bạn. Bạn cần kết nối vớihttps://www.google.com/; left-click vào icon “Google apps” ở góc phải/trên của màn hình. Chọn Trong Docs, chọn Tools => Voice Typing.   

Trong pop-up window, chọn “Tiếng Việt”.
 Mở microphone (nếu cần), click vào icon microphone và bắt đầu đọc.


Hiện giờ, ứng dụng này chưa được hoàn hảo (thí dụ như chưa hiểu được “dấu chấm”, “dấu phẩy”, “dấu hỏi”, “dấu than”, “xuống hàng”, “viết hoa”, “viết nghiêng”, “viết đậm”, …) và mình cần sử dụng “editing” (ở góc phải/trên của màn hình)
để được một văn bản hoàn hảo hơn (phiên bản Voice Typing cho tiếng Anh bây giờ đã khá hoàn hảo). Google Docs sẽ tự động lưu trữ văn bản của bạn dưới filename bạn cài đặt. Bạn có thể truy cập/sửa chữa văn bản này ở bất cứ nơi nào bạn có thể sử dụng Google (kể cả việc xoá bỏ, download, hay chuyển văn bản qua email, hoặc file sharing).

Nếu bạn không muốn dùng chức năng Voice Typing, bạn có thể sử dụng Docs tương tự như Word. Docs có 1 điểm son là nó sẽ tự động nhận dạng chữ bạn gõ (bằng tiếng Việt) và khi bạn chọn “Spelling and grammar” (trong “Tools”), nó sẽ tự động kiểm tra lỗi chính tả giùm bạn!

Kiểm tra lỗi chính tả tiếng Việt trong Word

Trong phiên bản tiếng Anh của Word, bạn có thể gõ chữ Việt. Muốn Word kiểm tra lỗi chính tả giùm bạn, bạn phải tự cài từ điển tiếng Việt vào máy của bạn và thực hiện các bước sau đây:

1.      Tải Từ điển tiếng Việt của Hồ ngọc Đức về máy của bạn.
2.    Save file này với filename Vietnamese_dictionary.dic trong C:\Users\xxxx\AppData\Roaming\Microsoft\UProof, “xxxx” là tên của máy bạn đang dùng.
3.     Trong Word, chọn File => Options => Proofing => Custom Dictionaries.
4.     Trong pop-up window Custom Dictionaries, điền vào File path  C: \ Users \ xxxx \ AppData \ Roaming \ Microsoft \ UProof.

5.     Chọn “New” và “Browse”, máy sẽ đưa bạn vào folder “…\Microsoft\UProof”; chọn “Vietnamese_dictionary.dic.
6.     Chọn “Add” và “Default”. Xong xuôi, bấm OK và đóng các windows “Custom Dictionaries”, “Proofing”.

TTS phiên bản đọc tiếng Việt

Song song với Voice Typing (hay Speech To Text), Google còn có một ứng dụng khác dùng để chuyển chữ viết thành tiếng nói (miễn phí), TextTo Speech, hay TTS. Bạn chỉ cần cài đặt extension Đọc Cho Tôi Nghe (Read Aloud: A Text to Speech Voice Reader) từ

và pin (gắn) extension này vào browser của bạn. Khi sử dụng, bạn chỉ cần click vào icon  và máy sẽ đọc những dòng chữ (Việt, Anh …) đang hiện trên màn hình. Bạn có thể mở email và nhờ Đọc Cho Tôi Nghe đọc giùm bạn. Tương tự như vậy, bạn có thể mở 1 trang Web, 1 văn bản dưới dạng DOCX, PDF (đã được đưa lên Internet) và nhờ Đọc Cho Tôi Nghe đọc giùm bạn. Xin lưu ý: bạn không thể đọc được các văn bản dưới dạng DOCX hay PDF nếu các văn bản này chỉ nằm trong máy của bạn. Như một thí dụ, quyển Homo Deus A Brief History of TomorrowHomo Deus Lịch Sử Tương Lai đã được vào Google Drive và bạn có thể mở 2 quyển này rồi dùng Đọc Cho Tôi Nghe đọc giúp bạn.

Giọng đọc trong Đọc Cho Tôi Nghe khá hoàn chỉnh; chỉ tiếc rằng người sử dụng không thể lưu lại bài đọc dưới dạng audio file. Hiện giờ (năm 2020) bạn có thể dùng Google để tìm các ứng dụng TTS đọc tiếng Việt khá chuẩn vừa có thể lưu lại giọng đọc trong 1 audio file. Nổi bật nhất là ứng dụng của FPT.AI  https://docs.fpt.ai/docs/vi/speech/api/text-to-speech dùng thông minh nhân tạo, phối hợp với 7 giọng đọc:

nữ - miền bắc: Ban Mai & Thu Minh; miền trung: Mỹ An; miền nam: Linh San & Lan Nhi           nam - miền bắc: Lê Minh, miền trung: Gia Huy.

Trong phiên bản thử nghiệm (beta version), muốn lưu lại bài đọc theo dạng MP3 file, người sử dụng FPT.AI/TTS cần phải đăng ký và được phép chuyển miễn phí mỗi tháng tối đa 100,000 ký tự (characters). Nếu dùng các văn bản dài hơn 100,000 ký tự, người sử dụng phải trả tiền.

Song song với các phát triển của Google, Windows 10 có Narrator, 1 ứng dụng đọc chữ trên màn hình qua giọng đọc tiếng Anh của người Mỹ, và tiếng Việt của bạn “An” (bạn cần add voice của bạn “An”, theo sự hướng dẫn trong Windows Home => Ease of Access => Narrator).

Nếu bạn không chú tâm lắm đến các ứng dụng TTS đọc tiếng Việt, bạn có thể dùng nhiều sản phẩm trực tuyến miễn phí cho các ngôn ngữ khác; thí dụ như Natural Readers với nhiều giọng đọc và downloadable MP3 file.

Dịch văn bản trên màn hình sang tiếng Việt

Từ nay, bạn không cần phải lo khi mở 1 email hay 1 trang Web với 1 ngôn ngữ lạ vì Google có thể dịch ngay sang tiếng Việt. Nếu máy của bạn có CPU với tốc độ nhanh và có RAM với lượng trữ cao, thì phiên bản tiếng Việt sẽ hiện ra trên dưới 1 giây! Bạn chỉ cần right-click vào trang bạn đang đọc và click “Translate to English” để mở window “Google Translate”, bấm vào “cột 3 chấm”, “Choose another language”, chọn “Vietnamese” và “Translate”.


Bạn sẽ có 1 phiên bản bằng tiếng Việt. Bạn có để ý rằng URL của bài đã dịch vẫn được giữ nguyên hay không? Nếu bạn muốn dịch lại (back-translate) bài này về dạng ngôn ngữ nguyên thủy, thì Google chỉ cần phục hồi trang URL, y chang như bản gốc. Bằng cách này Google Translate tránh được việc dịch ngược, dịch xuôi thành việc “tam sao thất bổn”!

Nếu bạn đã từng dùng ứng dụng này, trong các trang sau này, Google sẽ gợi ý việc chuyển ngữ sang tiếng Việt trong 1 ô ở góc phải/trên của màn hình và bạn sẽ có thể chuyển ngữ mau chóng hơn.

Mắt thần (Google Lens)

Camera trong smart phone không những chỉ có chức năng của 1 máy ảnh (dùng để chụp hình, hoặc quay video) mà còn có thêm nhiều ứng dụng khác, rất “thần kỳ”. Đây là thành quả của Google khi họ phối hợp thông minh nhân tạo (artificial intelligence) với kỹ thuật nhận dạng (image recognition technology) để tạo nên “mắt thần” (Google Lens, gọi tắt là Lens) dành cho Google smartphones. Mặc dầu Google đã thực hiện thành công ứng dụng này từ năm 2017, họ không quảng bá rầm rộ, nên ít ai biết đến. Hiện giờ người ta có thể sử dụng Lens trong Android, iPhone, iPad.

Muốn sử dụng Lens, trước hết bạn cần vào Google Play và gắn miễn phí (install) app này vào máy của bạn, với icon .

Bạn đừng quên cho phép Lens sử dụng camera của bạn (nếu không, app này không thể hoạt động được). Khi sử dụng, bạn chỉ cần bấm vào icon của Lens, hướng camera vào 1 vật nào đó; Lens sẽ giúp bạn biết thêm về vật đó, như lời chỉ dẫn của Giáo sư Huỳnh Chiếu Đẳng trong video clip sau đây


Bạn có thể mở Lens trong máy của bạn mà không cần “quẹt” trên màn hình; bạn chỉ cần nói: "Hey, Google: Open Google Lens". Hay quá, phải không bạn?

Nói chung, bạn có thể sử dụng Lens để:

·       Đọc barcode: (như trong video clip của Giáo sư Huỳnh Chiếu Đẳng)  hướng camera vào barcode, điều chỉnh vòng tròn màu xanh vào khoảng trung tâm của barcode, bấm nút “chụp hình”. Lens sẽ cho biết món đồ đó tên gì, thậm chí còn cho biết mình có thể mua đồ đó ở tiệm nào và với giá bao nhiêu.

·         Dịch chữ : (như trong video clip của Giáo sư Huỳnh Chiếu Đẳng)

·         Định dạng thú vật, thực vật: (như trong video clip của Giáo sư Huỳnh Chiếu Đẳng)

·         Copy chữ: hướng camera vào 1 trang sách, hoặc 1 trang trên màn hình (có text), hoặc 1 biên lai (receipt) … bấm icon “Document”. Bạn sẽ thấy các chỗ có chữ được highlight; bạn chọn đoạn text nào bạn muốn copy, rồi bấm “Copy”. Bạn có thể paste các chữ đó vào Word, email ...

·      Đọc chữ: hướng camera vào 1 trang sách, hoặc 1 trang trên màn hình (có text) như trong phần “Copy text” ở phía trên. Thay vì bấm “Copy”, bạn bấm “Listen”, máy sẽ đọc text (Read Aloud) giùm bạn.

·      Tìm hiểu món ăn trong Menu: biết thêm về 1 món ăn trong thực đơn ở nhà hàng, bạn chỉ cẩn hướng camera vào thực đơn, “tap” vào tên của món ăn, Lens sẽ cho bạn biết người ta dùng nguyên liệu gì để nấu món đó.

·       Tìm hiểu về building, cảnh vật: khi đi du lịch, bạn có thể muốn biết thêm về building, về bức tranh trưng bày trong bảo tàng viện … Bạn có thể dùng Lens và hướng camera vào building, vào bức tranh … bạn sẽ biết thêm rất nhiều chi tiết mà không cần hướng dẫn viên! 

·       Làm bài tập: Bạn có thể nhờ Lens làm bài tập về Toán, Vật Lý giùm bạn mà không sợ bị lỗi!


Bạn có muốn thử dùng Lens không?

Phụ đề Việt ngữ trên YouTube



Đôi khi, tình cờ, bạn xem 1 video clip trên YouTube bằng tiếng nước ngoài; thấy hay, nhưng bạn không thể hiểu hoàn toàn, chỉ vì ngôn ngữ bất đồng. Ước gì YouTube video clip có phụ đề Việt ngữ. Bắt đầu từ cuối năm 2021, YouTube cho phép người xem
tạo phụ đề bằng ngôn ngữ tự chọn; mặc dầu chưa hoàn hảo. 
Bạn cần left-click vào icon “cc” để YouTube tạo “Closed Captions”. YouTube sẽ tạo phụ đề trên video, và thêm vạch màu đỏ, ở phía dưới chữ “cc” để nhắc nhở bạn rằng video đã có thêm phụ đề.

Phụ đề này được dựa theo ngôn ngữ trong video; thí dụ như nếu video nói bằng tiếng Anh, phụ đề sẽ bằng tiếng Anh. Bạn có thể chuyển ngữ bằng cách left-click vào icon “Settings” hình răng cưa, bạn sẽ thấy 1 pop-up window như sau

Trong hình phía trên, phụ đề được máy tự tạo ra bằng tiếng Anh; bởi vì trong thí dụ này, video gốc nói tiếng Anh. Nếu left-click vào “English (auto-generated), bạn sẽ thấy 1 pop-up window mới như sau
Bạn left-click vào “Auto-translate” để bạn có 1 pop-up window mới

Bạn dùng chuột để kéo vạch đứng (chỗ mũi tên màu đỏ trong hình) xuống đến chữ “Vietnamese” (chỗ mũi tên màu vàng) và click vào chữ “Vietnamese”. Phụ đề sẽ được chuyển sang tiếng Việt.

Tại sao phụ đề không được hoàn hảo? Có 2 lý do:

  1. Phụ đề (tiếng Anh) trong video gốc có thể không hoàn hảo vì người nói không rõ, nên lập trình “Speech-to-Text” gặp khó khăn. Nói chung thì trong tiếng Anh “Speech-to-Text” khá hoàn hảo, nhưng chưa hoàn hảo lắm cho các video nói tiếng Việt (nhất là khi người phát âm có thêm giọng miền, thí dụ như “l” và “n” bị lẫn lộn, “r” phát âm thành “gh”, …
  2. YouTube dùng Google Translate để chuyển ngữ. Hiện giờ lối chuyển ngữ này đã khá hoàn chỉnh cho việc “dịch” từ tiếng Anh sang tiếng Việt, nhưng vẫn còn dùng chữ một cách ngây ngô. Mình phải còn chờ thêm 1 thời gian nữa để Google Translate tiếp tục cải thiện sản phẩm của họ (thí dụ như dùng trí tuệ nhân tạo trong việc chuyển ngữ).

Vào đầu năm 2022 có tin đồn YouTube đang sắp sửa tung ra 1 sản phẩm mới “auto dubbing” (tự động lồng tiếng) thay vì auto translation/captions như đã bàn ở phía trên. Cũng vào thời điểm đầu năm 2022, người ta cũng đã tung ra thị trường 1 vài sản phẩm auto dubbing, thí dụ như VideoDubber,  Visdee AiDubber, … giới hạn cho 1 số ngôn ngữ, và người sử dụng phải trả tiền! Có người bàn thêm về việc dùng trí tuệ nhân tạo trong auto dubbing để tiếng nói ăn khớp với hình và nhân dạng để người xem khó lòng biết được họ đang xem 1 dubbed video! Chúng ta hãy chờ xem. Ngày đó có lẽ nhóm người lồng tiếng không còn việc làm nữa!

Còn thêm 1 chi tiết thú vị nữa.

Nếu bấm vào 3 dấu chấm nằm ngang (ở chỗ có mũi tên màu xanh), bạn sẽ thấy 1 pop-up window như dưới đây.


Nếu bấm vào “Open transcript”, bạn sẽ thấy 1 bản dịch (transcript) với đầy đủ thời điểm và lời nói.



Thay Lời kết

Bài này không có lời kết vì người viết muốn giữ nó dưới dạng mở rộng nhằm tạo cơ hội cho việc ghép thêm các ứng dụng khác sau này. Trước khi có những bài tiếp nối, bạn có muốn Đọc Cho Tôi Nghe hay Narrator đọc giùm bài này không?