GS Nguyễn vĩnh Thượng
Lời tác giả : Giảng luận về bài “ Bình Ngô Đại Cáo” ( 曹鶴岱平 ) (
Great Proclamation of Đại Việt Victory over Northern Invaders, translated by
Prof. Nguyễn Cao Hách – University of Saigon )
của Nguyễn Trải được viết vào tháng 4, năm 1985 , và đã được đăng trên nguyệt
san Phổ Thông ở Toronto , Canada , số 12 và 13 vào tháng 4 & 5 , năm 1985. Lúc
đó, Ông Nguyễn văn Tiết làm Chủ Nhiệm, Ông Nguyễn thế Vĩnh làm Chủ Bút. “Bình Ngô Đại Cáo” đã trình bày một cách
sâu sắc cái “ ý chí về độc lập của dân tộc Việt Nam”( The will to
Independence of the Vietnamese, translated by Dr. Nguyễn Thanh Liêm, University
of Iowa ), đây là một tiềm thức dân tộc đã có từ ngàn năm trong tâm tư của dân tộc ta. “Bình Ngô Đại Cáo” là một áng
văn bất hủ chẳng những có giá trị về lịch sử, tư tưởng chính trị mà còn có
nhiều giá trị về văn học nghệ thuật của
dân tộc Việt Nam
nữa.
Dân tộc Việt Nam bị quân Tàu ở
phương Bắc thôn tính và cai trị tổng cộng 998 năm , trải qua bốn thời kỳ Bắc thuộc như sau :
1. Bắc
thuộc lần thứ nhất (111 trước Tây lịch - 39 ): nhà Triệu, nhà Hán chiếm nước
ta.
2. Bắc
thuộc lần thứ hai ( 43- 541 ) : nhà Đông Hán , Đông Ngô, Tào Ngụy, nhà Tấn ,
nhà Tề , nhà Lương chiếm nước ta.
3. Bắc
thuộc lần thứ ba ( 602- 905 ): nhà Tuỳ, nhà Đường chiếm nước ta.
4. Bắc
thuộc lần thứ tư ( 1407- 1427 ) : nhà Minh chiếm nước ta . Bài “ Bình Ngô Đại Cáo” đã được tuyên đọc
nhân chiến thắng quân Minh của nghĩa quân Việt Nam và Lê Lợi.
Đọc lại ở Toronto, tháng 10 năm 2013
I.
Nguồn gốc áng văn :
Bài Bình Ngô Đại Cáo do Nguyễn
Trải viết bằng chữ Hán vào đầu năm 1428 để bố cáo trước quốc dân về công cuộc
khởi nghĩa Lam Sơn của Bình Định Vương Lê Lợi ( 1418 – 1427
) ngay sau khi đạo quân viễn chinh cuối cùng của nhà Minh do Vương Thông chỉ
huy đã triệt thoái về Trung Hoa vào ngày 29 tháng Chạp năm 1427.
Bản dịch ra Việt văn đã được in
trong sách Quốc Văn Cụ Thể của Bùi Kỷ do Tân Việt Thư Xả xuất bản năm 1932 tại
Việt Nam.
Bản dịch của cụ Bùi Kỷ tuy chưa phải là tuyệt hảo, nhưng có thể nói rằng cho
đến nay , bản dịch này có nhiều giá trị hơn nhiều bản dịch khác. Nên chúng tôi
đã căn cứ vào bản dịch của cụ Bùi Kỷ để tìm hiểu bài Bình Ngô Đại Cáo.
xem thêm, xin mời bấm vào đây Ý CHÍ VỀ ĐỘC LẬP của DÂN TỘC VIỆT NAM