marque

*** Chào mừng bạn đang ghé thăm trang web An Phong An Bình***

Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2016

Ngụy Kinh trong thời kỳ Phật giáo Phát triển


                                              
                                          

GS Nguyễn Vĩnh Thượng


Lời tác giả: Việc biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những chỗ sai sót, chúng tôi ước mong được sự lượng thứ của các bậc cao minh. Những sự sửa sai và bổ khuyết của quý vị độc giả sẽ giúp  bài viết này được đầy đủ và hoàn hảo hơn trong lần viết lại; đó quả là niềm vinh hạnh cho chúng tôi.
                                 
NVT       

           

Trong bài viết này, tôi sẽ trình bày:
I.Dẩn nhập
II.Định nghĩa: Ngụy kinh (Apocrypha)
III.Ngụy kinh trong thời kỳ Phật giáo Phát triển tại:
                A. Ấn Độ.
                B. Trung Hoa
IV.Kết luận

 I.                  Dẩn nhập:


Năm 1983, Kyoko Tokuno trình luận án tốt nghiệp bằng Master of Arts tại University of California, Berkeley, với đề tài:
  A Case Study of Chinese Buddhist Apocrypha: the Hsiang-fa Chueh-i Ching, M.A. thesis, University of California,Berkeley, 1983. (Một trường hợp cá biệt nghiên cứu về Ngụy Kinh  của Phật giáo Trung hoa: Kinh giải quyết những nghi ngờ trong thời Tượng pháp), bà Kyoko Tokuno đã dịch ra tiếng Tàu với tựa đề:
中 國 佛 教 偽 經 的 個 案 研 究 :像 法 決 疑 經
Trung quốc Phật giáo Ngụy Kinh đích    án   nghiên  cứu: Tượng pháp quyết nghi kinh.
Tượng pháp quyết nghi kinh (像 法 決 疑 經 / the Hsiang-fa Chueh-i Ching, Anh. Sūtra of Resolving Doubts During the Age of the Semblance Dharma, Việt. Kinh giải quyết những nghi ngờ trong thời Tượng pháp ).
Sau đó có nhiều  công trình nghiên cứu thêm về Ngụy Kinh trong Phật giáo Trung Hoa và Đại Hàn. Rồi vào năm 1990, Robert Evan Buswell đã làm chủ biên cho quyển “Chinese Buddhist Apocrypha” nhằm kết tập nhiều bài viết về Kinh điển ngụy tạo ở Trung Hoa.
Theo sự đánh giá của Rob Linrothe, Ph.D. trong Monumenta Serica Volume 40 (1992), tr. 451-457, về quyển “Chinese Buddhist Apocryphia” thì “GS Robert Evan Buswell…
không định chỉ giới thiệu các khảo cứu mới mà còn muốn giới thiệu một lãnh vực nghiên cứu mới… Tuy nhiên, thay vì để đánh dấu sự ra đời của các khảo cứu về Ngụy Kinh Phật giáo, quyển sách này đã thành công trong việc chứng tỏ sự trưởng thành của các khảo cứu này từ buổi sơ khai.”
(Nguyên văn: The Editor… intends to introduce not just new studies, but a new field of study…However, rather than marking the birth of Buddhist Aprocrypha Studies, the book…successfully demonstrates its early maturity”.)
Để xem thêm, mời bấm vào đây: Ngụy Kinh