marque

*** Chào mừng bạn đang ghé thăm trang web An Phong An Bình***

Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2016

Phật giáo Nguyên thủy-Thượng tọa bộ - Phật giáo Phát triển


GS Nguyễn Vĩnh Thượng

Lời tác giả: Việc biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những chỗ sai sót, chúng tôi ước mong được sự lượng thứ của các bậc cao minh. Những sự sửa sai và bổ khuyết của quý vị độc giả sẽ giúp  bài viết này được đầy đủ và hoàn hảo hơn trong lần viết lại; đó quả là niềm vinh hạnh cho chúng tôi.
                      
NVT
Trong bài viết này tôi sẽ trình bày:
I.Dẩn nhập : những cuộc tranh luận về danh xưng Mahayana, Hinayana và Theravada.
II.Các thời kỳ chính trong lịch sử Phật giáo Ấn độ:
           1.Thời Kỳ Phật giáo Nguyên thủy.
           2. Thời kỳ Bộ phái : Thượng Tạo Bộ và Đại Chúng Bộ …
           3. Thời kỳ Phát khởi và hưng thịnh của Phong trào Phát triển Phật giáo:
                      a. Các bộ kinh điển quan trọng của Phong trào Phật giáo Phát triển.
                      b.Hai trường phái tư tưởng mới trong Phong trào Phật giáo Phát triển:                   
                           Trung Quán Tông của Nagarjuna và Duy Thức Tông của hai anh                               
                            em Asanga và Vasubandhu .
           4. Thời kỳ cuối cùng của Phong trào Phát triển Phật giáo: Mật giáo.

III. Kết luận.

I.    Dẩn nhập: Những cuộc tranh luận về danh xưng Mahayana, Hinayana và Theravada

Kể từ giữa thế kỷ thứ 20 cho đến nay, các diễn đàn Phật giáo trên thế giới đã có nhiều cuộc tranh luận về danh xưng Mahayana, Hinayana và Theravada.
Trong lịch sử Phật giáo, chữ Mahayana, Hinayana và Theravada không thấy xuất hiện trong thời gian Đức Phật lịch sử (historical Buddha) còn tại thế.

Chữ Mahayana thấy xuất hiện trong tác phẩm “Đại thừa khởi tín luận” (
大乘起信論, Srt. Mahayana Sraddhotpada Sastra, Anh. The Awakening of  Faith in the Mahayana, có nghĩa là “Làm phát khởi niềm tin đối với Đại thừa”) của Asvaghosa [VH Mã Minh (khoảng 80 – 150 Tây Lịch), Ngài là một triết gia và thi sĩ của Ấn độ vào khoảng thế kỷ thứ 1 Tây Lịch. Sau đó, 2 chữ Hinayana và Mahayana xuất hiện trong “Kinh Diệu pháp Liên hoa” (Saddharma Pundarika Sutra, Anh. Lotus Sutra).
Vào khoảng thế kỷ thứ 2 Tây Lịch, Nagarjuna (
VH. Long Thọ, khoảng 150 – 250 Tây Lịch) đã phổ biến chữ Mahayana rồi phát khởi một tư trào phát triển tư tưởng Phật giáo, trong phong trào này thấy nhiều chổ xuất hiện chữ Hinayana với ý hạ thấp Hinayana đối với Mahayana. Nagarjuna là một triết gia Phật giáo lớn của Ấn độ sau ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhập diệt. Nhiều nhà nghiên cứu Phật học Tây phương đã đề cao Nagarjuna là vị Phật lịch sử thứ hai.

Chữ Mahayana gồm có chữ Maha= đại, lớn, Anh. Great; chữ Yana = thừa, cổ xe, Anh. Vehicle. Người Trung Hoa dịch chữ Mahayana là Đại Thừa (, Chiếc xe lớn, Anh.Great Vehicle). Trong trào lưu phát triển tư tưởng Phật giáo, các luận sư muốn đề cao các giảng luận về các lời dạy của Đức Phật lịch sử của mình nên họ đặt ra chữ Hinayana để chỉ các trào lưu tư tưởng có trước họ, và cho rằng Hinayana thấp kém hơn Mahayana.
Chữ Hinayana gồm có chữ Hina = tiểu, nhỏ, Anh. lesser, smaller; Yana= thừa, cổ xe, Anh. vehicle. Người Trung Hoa dịch chữ Hinayana là Tiểu Thừa (,Chiếc xe nhỏ, Anh. lesser,smaller vehicle). Rồi họ đem gán cho tông phái Theravada là Hinayana. Thật ra trong tiếng Sanskrit hay Pali thì chữ phản nghĩa của Maha (đại,lớn, Anh. big, great) là chữ culla (nhỏ, lesser, smaller). Như vậy, cập từ Mahayana (Đại Thừa)/Hinaya (Tiểu Thừa) nhằm mục đích hạ thấp phe đối lập Hinayana. Chữ Hina ở đây được dùng với nghĩa là một sỉ nhục (insult), đáng khinh (despicable), như vậy Hinayana có nghĩa là một cổ xe đáng khinh bỉ ( the despicable Vehicle). Tiếng Hinayana có một giá trị tương đương với chữ “Nigger” có nghĩa là mọi, để ám chỉ người Phi Châu da đen ở Hoa Kỳ (Afro-American person). Do đó chúng ta không chấp nhận chữ Hinayana/Tiểu Thừa ở trong Phật giáo. Brother Chan Khoon San trong bài  “No Hinayana in Buddhism” đã khẳng định điều này (nguồn: http://www.urbandharma.org/pdf/NoHinayana.pdf); và Mr. Kare A. Lie trong bài “The Myth of Hinayana” (Huyền thoại về chữ Tiểu Thừa) cũng xác nhận:
Hinayana is a highly derogatory term. It does not simply mean “Lesser Vehicle” as one often can see stated.The second element of hinayana- that is “Yana” means Vehicle. But hina very seldom has the sinple meaning of “lesser” or “small”. If that had been the case, the Pali (or Sanskrit) texts would have used it in other connections as an opposite of maha (big). But they don’t. The opposite of maha is “culla”, so this is the normal word for “small”.
(source:
http://www.budsas.org/ebud/ebdha140.htm)

Để xem thêm, mời bấm vào đây:   Phật giáo Nguyên thủy-Thượng Tọa Bộ- PGPT