marque

*** Chào mừng bạn đang ghé thăm trang web An Phong An Bình***

Thứ Năm, 8 tháng 12, 2016

Hiện Tượng Trương Vĩnh Ký (Tuyển Tập, 2005)

Chủ biên: TS Trần Văn Đạt, Lê Thành Lân và Phạm Hồng Đảnh




 Lời giới thiệuVào tháng 6 năm 2005, 3 cựu học sinh trường Trung học Petrus Ký là TS Trần Văn Đạt, Lê Thành Lân và Phạm Hồng Đảnh đã chủ biên tuyển lựa các bài viết về Petrus Ký trong nhiều thập niên qua để kết tập lại thành một tuyển tập lấy tên là “Hiện Tượng Trương Vĩnh Ký”, đây là tựa bài viết của GS Thạc Sĩ Hồ Hữu Tường đã đăng trong tờ Bách Khoa số 404, ngày 5 tháng 9 năm 1974. Đây cũng là bài nói chuyện của GS Hồ Hữu Tường (1910-1980) tại trụ sở Trung Tâm Văn Bút Việt Nam ở Sài Gòn vào sáng ngày Chúa Nhật 28 tháng 07 năm 1974. Tuyển tập này gồm có 27 bài viết của 27 nhà biên khảo đầy uy tín như TS Trần Văn Đạt, Phạm Hồng Đảnh, GS TS Nguyễn Thanh Liêm, Trần Ngọc Thạch, GS Đổ Quang Vinh, GS Vũ Ký, Phạm Đình Tân, Nguyễn Văn Trấn, Quán Phong, GS Lê Văn Đặng, Tân Văn Hồng, GS Dương Ngọc Sum, Nguyễn Vy Khanh v…v… và tôi. Tuyển tập này dày 463 trang, khổ sách 14 cm x 21 cm, nay đã được lưu trữ dưới dạng PDF, độc giả có thể đọc trên Internet.
Nguồn: http://www.tranvandat.com/home/s%C3%A1ch-xu%E1%BA%A5t-b%E1%BA%A3n/
Giáo Sư Nguyễn Vĩnh Thượng


Nội dung quyển sách Hiện Tượng Trương Vĩnh Ký:



PHẦN I: HOÀN CẢNH VÀ THỜI NIÊN THIẾU CỦA TRƯƠNG VĨNH KÝ
CHƯƠNG 1: Trương Vĩnh Ký và thời niên thiếu, T.S. Trần Văn Đạt
CHƯƠNG 2: Nỗi lòng Cụ Petrus Ký,Hai Bầu


PHẦN II: TRƯƠNG VĨNH KÝ VÀ SỰ NGHIỆP
CHƯƠNG 3:Trương Vĩnh Ký: Nhà văn hóa lỗi lạc, G.S. Nguyễn Vĩnh Thượng
CHƯƠNG 4: Petrus Trương Vĩnh Ký: Nhà Bác học đa năng, nhà ái quốc khả kính,
                 Trần Ngọc Thạch

CHƯƠNG 5: Trương Vĩnh Ký: Một nhà văn hóa lớn, một nhà bác ngữ học lỗi lạc,
                 G.S. Đỗ Quang Vinh
CHƯƠNG 6: Trương Vĩnh Ký: Nhà thông thái và nhà giáo dụcG.S. Vũ Ký
CHƯƠNG 7: Trương Vĩnh Ký: Một tâm hồn bác học và ái quốc cô đơn,
                 Phạm Đình Tân (Vũ Ký sao lục)

CHƯƠNG 8: Petrus Trương Vĩnh Ký là nhà giáo dục họcNguyễn Văn Trấn
CHƯƠNG 9: Petrus Ký: Nhà văn hóa giáo dục nhân bảnG.S.T.S. Nguyễn Thanh Liêm
CHƯƠNG 10: Cụ Petrus Trương Vĩnh Ký: Vinh danh trong Toàn Cầu Thập Bát Danh Nhân Văn Chương và Khoa Học năm 1873-1874 - Vì lý do nào? HML
CHƯƠNG 11: Sĩ Tải Trương Vĩnh Ký trên địa hạt “Nhà Văn Hóa” tiên phong làm báo bằng chữ Quốc Ngữ viết bằng văn xuôi, Minh Hiền
CHƯƠNG 12: Trương Vĩnh Ký: Con người và sự nghiệpG.S. Lê Văn Đặng
CHƯƠNG 13: Trương Vĩnh Ký: Một công ơn to tát không hề được biếtQuán Phong
CHƯƠNG 14: Những năm cuối cùng của cuộc đời Petrus Trương Vĩnh KýTân Văn Hồng dịch
CHƯƠNG 15: Trương Sĩ Tải tiên du,Nhật Trình Nam Kỳ, Số 46, 8-9-1898
CHƯƠNG 16: Văn Tế đọc nhân ngày giỗ 100 năm nhà bác học Petrus Trương Vĩnh Ký (1-9-1898/1-9-1998), G.S. Dương Ngọc Sum


PHẦN III: TRƯƠNG VĨNH KÝ VÀ CÔNG LUẬN 
CHƯƠNG 17: Hiện tượng Trương Vĩnh Ký hay hóa trình từ người trí thức đến kẻ sĩ phu   Thạc Sĩ Hồ Hữu Tường
CHƯƠNG 18: Nhà bác học Trương Vĩnh Ký: Một đóa sen thơm, T.S. Trần Văn Đạt
CHƯƠNG 19: Thử làm sáng tỏ một vài ngộ nhận về Nhà Bác Học
Petrus Trương Vĩnh KýLê Hoàng Liên và một nhóm cựu học sinh Petrus Trương Vĩnh Ký
CHƯƠNG 20: Cho đến 100 năm sau Cụ Petrus Trương Vĩnh Ký mất vẫn chưa …!
                   Nguyễn Kim Dung
CHƯƠNG 21: Phải chăng tâm trạng lúc sinh thời của Petrus
Trương Vĩnh Ký  “ngổn ngang trăm mối tơ vò...”, Nguyễn Trần
CHƯƠNG 22: Trương Vĩnh Ký và một số vấn đề văn bản, lối
nhìn…,
                   Nguyễn Vy Khanh

CHƯƠNG 23: Thử nhận xét về “Tâm Bút” phê phán Petrus KýNguyên Nguyên
CHƯƠNG 24: Ông Trương Vĩnh Ký và công luậnG.S. Trần Văn Trung
CHƯƠNG 25: Đài R.F.I. Phỏng Vấn Giáo sư Nguyễn Văn Trung nhân dịp 100 năm ngày giỗ Trương Vĩnh Ký


PHẦN IV: TINH THẦN TRƯƠNG VĨNH KÝ
CHƯƠNG 26: Trường Petrus Ký và nhà bác học Trương Vĩnh Ký,
                   G.S. T.S. Nguyễn Thanh Liêm
CHƯƠNG 27: Phát huy tinh thần Petrus Ký: Một quốc sách giáo dụcPhạm Hồng Đảnh

PHỤ LỤC (Hình ảnh liên hệ Trương Vĩnh Ký)