Nguyễn Mạnh Tiến
Lời giới thiệu: GS Phạm công Thiện
(1941-2011) đã là một hiện tượng trong một
phần không nhỏ của giới sinh viên và trí thức ở Miền Nam Việt Nam từ khoảng năm
1965 đến 1975. Nhiều bài viết đã tôn vinh ông, nhưng cũng có nhiều bài đặt nghi
vấn về khả năng và tư cách của ông. Chúng tôi xin đăng lại 3 bài viết của 3 tác
giả với 3 cái nhìn khác nhau về ông:
1.-Phạm Công Thiện: nhà văn nỗi loạn hay thần tượng văn nghệ bài viết của Nguyễn Mạnh Tiến.
2.-Phạm Công Thiện: triết gia giả cầy đi chưa hết đêm hoang liêu trên mặt đất của Vũ Ngọc Anh.
3.Về Phạm Công Thiện: “Đọc sách “Chuyện một người đàn bà.. năm con bài viết của TS Phạm Trọng Chánh.
1.-Phạm Công Thiện: nhà văn nỗi loạn hay thần tượng văn nghệ bài viết của Nguyễn Mạnh Tiến.
2.-Phạm Công Thiện: triết gia giả cầy đi chưa hết đêm hoang liêu trên mặt đất của Vũ Ngọc Anh.
3.Về Phạm Công Thiện: “Đọc sách “Chuyện một người đàn bà.. năm con bài viết của TS Phạm Trọng Chánh.
1.Thông thường, người
ta vẫn biết đến Phạm Công Thiện, trước nhất, trong những tư cách khác tư
cách nhà văn. Ông nổi tiếng với các biên khảo tư tưởng và văn học. Nói gần và
gọn hơn, Thiện nổi tiếng với những tư tưởng văn nghệ. Di sản văn xuôi của Phạm
Công Thiện, vì thế, ít được quan tâm. Hoặc, khác đi, được quan tâm không xứng,
văn bất xứng thực tài, thực chất. Tuy nhiên, ít được quan tâm, hoặc quan tâm
không đúng mức, không có nghĩa di sản văn xuôi của Phạm Công Thiện vì thế mà
mất giá. Tiểu luận này, do đó, thử mò đường, hướng đến một diễn giải khác
từ trong di sản văn xuôi để lại của nhà văn miền Nam đặc biệt này. Cái đặc
biệt, trước nhất đến từ cá tính(1), sau đó, hiện hữu nơi văn tài. Qua đấy, bước
đầu thử tái phục dựng một thế hệ nhà văn đặc biệt - nhà văn nổi loạn ở miền
Nam, từ/qua trường hợp tiêu biểu hơn cả là Phạm Công Thiện(2). Đồng thời, thông
qua đấy, khái lược lên những nét căn bản về mối quan hệ, tầm ảnh hưởng của Phạm
Công Thiện đối với cả một thế hệ thanh niên trí thức “không đàn anh”, nổi loạn,
đập phá, đơn độc, hư vô một thời. Nghĩa là, tiểu luận này muốn quan tâm đến văn
nghiệp của Phạm Công Thiện như là một “sự kiện xã hội tổng thể” trong thời của
ông thuộc về. Chỉ như thế, hy vọng mới có thể nhìn thấy được một cách sắc nét
những “ám ảnh” sâu bền, mê say và cay đắng của thần tượng văn nghệ nổi loạn một
thời Phạm Công Thiện đối với thanh niên trí thức miền Nam. Ngoài ra, phân tích
văn nghiệp của Phạm Công Thiện cũng là để tìm hiểu rõ hơn những nỗ lực tư tưởng
và sáng tạo nghệ thuật của nhà văn tài năng này. Đồng thời, làm phép so sánh
thần tượng văn nghệ hai miền Nam - Bắc cùng thời, bước đầu tôi thử kiếm tìm
những bản chất văn nghệ Việt Nam từ hai miền.
2. Tìm hiểu thần tượng văn nghệ của một giai đoạn văn học sử, bao giờ cũng vậy, là một nhiệm vụ mang nhiều mã nghĩa. Bởi, thông thường, mỗi thời đại văn nghệ thường xuất hiện trong/cho nó những thần tượng.
Xem tiếp: Nhà văn nỗi loạn hay thần tượng văn nghệ
2. Tìm hiểu thần tượng văn nghệ của một giai đoạn văn học sử, bao giờ cũng vậy, là một nhiệm vụ mang nhiều mã nghĩa. Bởi, thông thường, mỗi thời đại văn nghệ thường xuất hiện trong/cho nó những thần tượng.
Xem tiếp: Nhà văn nỗi loạn hay thần tượng văn nghệ