Trong
Phật pháp, Lục độ Ba-la-mật-đa gồm có 6 pháp tu như sau:
1.-Bố thí Ba-la-mật-đa (Srt. dana
paramita, Av. Perfection of giving/ generosity):Bố thí là hiến cho, chia sẽ, cung cấp. Pháp bố thí có 3 loại:
a.- Tài thí là cho bằng tiền của, cơm ăn, áo
mặc, công sức . . .
b.- Pháp thí là đem sở học, sở đắc của mình mà hướng dẩn, giáo dục, khuyên răn về đạo làm người . . .
c.- Vô uý thí là giúp mọi người bớt sợ hãi, bớt lo âu bằng lời nói hay bằng việc làm, bằng cách lắng nghe lời tâm sự để cho người khác vơi bớt nỗi lo âu, nỗi sợ hãi.
Bố thí Ba-la-mật-đa vừa làm lợi ích cho người, vừa làm lợi ích cho mình.
Khi chúng ta nhìn một người đang gặp khổ sở với một tình thương, chúng
ta hãy lắng nghe lời người ấy tâm sự, chúng ta sẽ thông cảm hoàn cảnh khó khăn
của người ấy, chúng ta sẽ thông cảm nỗi khổ đau của người đó. Lòng thông cảm đó
giúp cho người ấy vơi nỗi khổ. Ngay cả chính chúng ta, nếu có người thông cảm
hoàn cảnh chúng ta với một tình thương chân thật, chúng ta sẽ cũng cảm thấy hạnh
phúc. Lòng thông cảm ấy như là một đóa hoa đang hé nụ, hoa sẽ nở đẹp đẻ về sau.
Những chướng ngại của cuộc đời chẳng khác nào như những đợt sóng của đại dương,
sóng có thể bồng bềnh, trồi lên rồi sụt xuống, nhưng nước vẫn là nước. Sóng rồi
cũng có lúc êm. Chúng ta vẫn là chúng ta, mặc cho các chướng ngại dồn dập, chúng
ta sẽ vượt qua các chướng ngại, chúng ta sẽ chiến thắng các chướng ngại, lòng
chúng ta sẽ chiến thắng sự sợ hãi. Đây là điều hạnh phúc. Cho nên chúng ta cần bố thí lòng không sợ hãi cho người khác.
Đây cũng là sự thực hành “trí tuệ
Bát-nhã-ba-la-mật-đa” bằng sự thông cảm khi người khác đang gặp cảnh ngộ khó
khăn.b.- Pháp thí là đem sở học, sở đắc của mình mà hướng dẩn, giáo dục, khuyên răn về đạo làm người . . .
c.- Vô uý thí là giúp mọi người bớt sợ hãi, bớt lo âu bằng lời nói hay bằng việc làm, bằng cách lắng nghe lời tâm sự để cho người khác vơi bớt nỗi lo âu, nỗi sợ hãi.
Bố thí Ba-la-mật-đa vừa làm lợi ích cho người, vừa làm lợi ích cho mình.
2.-Trì gìới Ba-la-mật-đa (Srt. Shila
Paramita, Av. Perfection of morality/ discipline/ precepts training)
Trì giới là giữ giới luật. Giới luật là những điều cấm làm và không nên làm nhằm bảo vệ nhân cách đạo đức của hành giả. Những việc không nên làm thì phải quyết định không làm. Những việc nên làm thì phải đem hết khả năng ra để làm.
Trong nhà Phật, giới luật được đặt
ra tùy theo địa vị của từng nhóm người:Trì giới là giữ giới luật. Giới luật là những điều cấm làm và không nên làm nhằm bảo vệ nhân cách đạo đức của hành giả. Những việc không nên làm thì phải quyết định không làm. Những việc nên làm thì phải đem hết khả năng ra để làm.
-Hàng Phật tử tại gia có 5 giới; trong trường
hợp đặc biệt còn có thêm các giới như Bát quan trai giới, Thập thiện giới.
-Hàng Sa-di có 10 giới.
-Hàng Tỳ-kheo có 250 giới.
-Hàng Tỳ-kheo Ni có 348 giới.
3.-Nhẫn nhục Ba-la-mật-đa (Srt. Kshanti
Paramita, Av. Perfection of patience/ bear/ capacity to receive) là sự chịu đựng
mọi nhục nhã, mọi trở ngại qua thời gian để vượt qua nỗi thống khổ thì mới có
thể đạt được thành công.-Hàng Sa-di có 10 giới.
-Hàng Tỳ-kheo có 250 giới.
-Hàng Tỳ-kheo Ni có 348 giới.
4.-Tinh tấn Ba-la-mật-đa (Srt. Virya
Paramita, Av. Perfection of effort/ energy/ diligence):
Tinh là chuyên ròng, tấn là siêng năng. Tinh tấn là tinh chuyên và cần mẫn.
Hành giả phải luôn luôn phấn khởi, không lùi bước trước những chướng ngại trong cuộc đời cũng như trong việc tu học để đi tới chỗ thành công, đi tới chỗ chứng đắc. Hành giả không được chểnh mảng, không được chán nản, không được thối chí; đứng trước các trở ngại hành giả như người chèo thuyền ngược dòng sông, hành giả phải nổ lực hết sức để chèo chống con thuyền đi đến bến bờ.
Tinh tấn đòi hỏi hành giả phải có ý chí và nghị lực để hổ trợ việc vượt qua các chướng ngại.
5.-Thiền định Ba-la-mật-đa (Srt. Dhyana
Paramita, Av. Perfection of medication/ concentration):Tinh là chuyên ròng, tấn là siêng năng. Tinh tấn là tinh chuyên và cần mẫn.
Hành giả phải luôn luôn phấn khởi, không lùi bước trước những chướng ngại trong cuộc đời cũng như trong việc tu học để đi tới chỗ thành công, đi tới chỗ chứng đắc. Hành giả không được chểnh mảng, không được chán nản, không được thối chí; đứng trước các trở ngại hành giả như người chèo thuyền ngược dòng sông, hành giả phải nổ lực hết sức để chèo chống con thuyền đi đến bến bờ.
Tinh tấn đòi hỏi hành giả phải có ý chí và nghị lực để hổ trợ việc vượt qua các chướng ngại.
Thiền định là suy niệm, là tập trung tư tưởng vào một đối tượng. Thiền định giúp nội tâm không bị quay cuồng bởi ngoại cảnh. Thiền định giữ tâm thức hành giả an nhiên tự tại trước những phong ba của cuộc đời. Nói khác, thiền định là phương pháp tu hành giúp thân và ý an bình qua sự thực hành đếm hơi thở, qua những bước đi bộ thoải mái, qua những lúc ngồi thư giản và tập trung vào điều tốt lành.
Tập
trung tư tưởng vào người mà ta thương yêu và muốn giúp đở. Người ấy đang chịu
khổ đau và gặp hoàn cảnh trở ngại, chúng ta thông cảm hoàn cảnh của người đó rồi
tập trung vào những điều gì mà chúng ta có thể giúp đở người ấy.
6.-Trí tuệ Ba-la-mật-đa (Srt. Prajna
Paramita, Av. Perfection of Wisdom/understanding)
Trí tuệ Bát-nhã Ba-la-mật-đa là một trí tuệ siêu việt, có công năng giúp hành
giả thấu hiểu mọi sự vật, mọi sự kiện để có khả năng “ vượt qua bờ bên kia”, bến bờ của giải thoát, của giác ngộ, của an bình.
Như đã biết, Phật giáo Đại thừa gọi Prajna
Paramita là “Mẹ của chư Phật”
(the Mother of all Buddhas). Tất cả những gì tốt đẹp, những gì thánh thiện đều
được phát sinh từ Đức Mẹ Prajna Paramita.
Trí tuệ Bát-nhã Ba-la-mật-đa đồng nghĩa với chánh kiến trong Bát Chánh Đạo.
Trí tuệ Bát-nhã Ba-la-mật-đa là một trí tuệ không còn phân biệt nhị nguyên,
không còn phân biệt chủ thể và đối tượng. Đây là một trí tuệ siêu việt.
Sáu
pháp tu Prajna Paramita không khó, chúng ta hãy bắt tay vào thực tập ngay bây
giờ. Trong khi thực hành 6 pháp tu này thì chúng ta sẽ cảm thấy thân tâm an bình,
hạnh phúc ngay. Sáu pháp tu sẽ thay đổi thân tâm của chúng ta, vì thế cho nên
khi chúng ta gặp chuyện buồn rầu, khổ sở, căng thẳng, đang giận dữ, đang sợ hãi
thì hãy đừng ở lại bờ bến khổ nạn mà phải đi vượt qua bờ bên kia, bến bờ của giải
thoát, của an bình, không còn sợ hãi, không còn giận dữ nữa.
Toronto, 05 June 2018.
Nguyễn
Vĩnh Thượng