marque

*** Chào mừng bạn đang ghé thăm trang web An Phong An Bình***

Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2019

Nhận thức luận trong Triết học cổ điển Ấn độ và trong Triết học Phật giáo


Gs Nguyễn Vĩnh Thượng


Trong lịch sử triết học Tây phương cũng như trong lịch sử triết học Đông phương, “nhận thức luận” đã đóng góp cho sự phát triển tư tưởng triết học của các trường phái triết học.

                  Nhận thức luận” là một lãnh vực trong triết học Ấn độ từ thời xa xưa, “nhận thức luận” cũng là một lãnh vực của triết học Phật giáo.

                   Bài viết này như là một sơ thảo về khảo luận triết học nhằm cống hiến độc giả một cái nhìn “biểu nhất lảm” về nhận thức luận trong triết học cổ điển Ấn độ và trong triết học Phật giáo.
                  Trước hết chúng tôi sẽ tìm hiểu ý nghĩa của nhận thức luận.

                    Nhận thức luận ( Epistemology) hay tri thức luận có mục đích nghiên cứu về nhận thức hay tri thức (knowledge) và sự phán đoán niềm tin của tri thức. Nhận thức luận nghiên cứu các vấn đề chính yếu sau đây:
a. Nguồn gốc của tri thức, của cái biết.
b. Khả năng và giới hạn của tri thức.
c. Bản chất của tri thức.
d. Biểu chuẩn của chân tri: cái biết thật, biết đúng và nguyên do của lầm lẫn.

Nhận thức luận là những phương tiện đáng tin cậy để nhận thức đạt được nhận thức đứng đắn, để khám phá và diệt bỏ những khái niệm sai lầm để đạt được bản tánh chân thật của linh hồn/ của bản ngã và thực tại. Những khái niệm sai lầm không những là vô minh (Av. Ignorance) mà còn là ảo giác (Av. Delusion). Khi diệt được vô minh/ nhận thức sai lầm thì diệt được những trở ngại cho việc giải thoát (Srt. Moksha, Av. Liberation). 

       Một thuật ngữ của nhận thức luận (epistemological term) trong triết học Ấn độ và trong triết học Phật giáo là Pramana, tiếng Sanskrit, có nghĩa là “đo lường” (Av. measure); Tàu dịch là lượng có nghĩa là tính toán, đo lường, suy luận. Thuật ngữ này nhằm chỉ các phương tiện nhờ chúng mà con người mới có thể đạt được một sự hiểu biết chính xác và đúng đắn (obtaining accurate and valid knowledge) trong thế tục. Để đạt được Prama (Av. correct knowledge) hay một tri thức đúng đắn thì phải sử dụng phương cách tính toán đo lường (Srt. Pramana, Av.Sources of Knowledge/ Means of knowledge). 

             Trong triết học, giữa Luận Lý Học (Logic) và Siêu Hình Học (Metaphysics) có một mối tương quan rất mật thiết. Luận Lý Học có những lãnh vực chính yếu là Nhận thức luận, Phương pháp luận. 

      Xem thêm: Nhận thức luận