marque

*** Chào mừng bạn đang ghé thăm trang web An Phong An Bình***

Thứ Tư, 3 tháng 7, 2019

Ba thân của Đức Phật


        
           Gs Nguyễn Vĩnh Thượng

 
                            Trikaya, tiếng Sanskrit, gồm có: tri = 3 (three), kaya = thân thể (body). Vậy có nghĩa là ba thân (Hv. Tam thân  三身) , theo quan niệm của Đại thừa Phật giáo/ Phật giáo Phát triển, Đức Phật có thể biến đổi thành 3 cách khác nhau nên gọi là “ba thân của Đức Phật” (Av. The three bodies of Buddha) :

                         1.-Pháp thân (Hv.  法身, Srt. Dharmakaya, Av. Truth body/ teaching body) là bản than thực sự của Đức Phật.Pháp than được hiểu là tuyệt đối và là bản thể duy nhất của tất cả các vật, các hiện tượng. Pháp thân được xem là Phật Pháp ( Srt. Buddha dharma, Av. Teaching body) là lời dạy của Đức Phật.

                           Pháp thân đồng nghĩa với sự giác ngộ hoàn toàn (perfect enlightenment), là tính Không (Srt. Sunyata, Av. Emptiness). Pháp thân là thể tính của vũ trụ, là Phật tánh.

                           Đức Phật đã giảng rất rõ ràng rằng Pháp thân của Ngài thì quan trọng hơn nhục thân của Ngài. Để có thể thấu thị được Pháp thân của Ngài, chúng ta phải tu tập, phát triển trí tuệ sáng suốt để hiểu giáo lý của Ngài.

                         2.-Báo thân (Hv.  報身, Srt. saṃbhogakāya,Av.reward body/ body of enjoyment) thân của sự hưởng thụ các công đức. Báo thân là kết quả của sự thực hành nghiệp lành. Nói khác, đây là than hưởng thụ kết quả tốt của thiện nghiệp. Nếu chúng ta thực hành thiện nghiệp thì chúng ta cũng được hưởng thụ kết quả tốt này. Chúng ta sẽ cảm thấy hạnh phúc, đây chính là báo thân của chúng ta.

                        3.-Ứng thân (Hv.  應身, Srt. nirmāṇakāya, Av. Emanation body/ transformation body/ physical body) còn gọi là hoá thân. Nirmana-kaya là thân của Đức Phật lịch sử: Thích–ca Mâu-ni (the historical Buddha: Shakyamuni Buddha) hiện diện trên trái đất này để đem lại ánh sang của lòng đại từ đại bi đến thế giới này và để giúp cho chúng sanh bớt khổ đau. Đức Phật Thích-ca đã là một chúng sanh có đầy đủ nhục thân, cũng trải qua sanh, lão, bệnh, tử. Ngài không phải là Thượng đế (He was not a God). Nhưng ánh sang của Pháp thân vẫn còn tỏa sáng như là Đức Phật lịch sử vẫn còn sống trước mặt chúng ta. Chúng ta cần phải hiểu rằng hóa thân có nhiều hình thức thay đổi, không nhất thiết là Đức Phật lịch sử mà có thể là vị Bồ-tát, một tăng ni có đức trọng, ngay cả là một chúng sanh bình thường có đạo đức sang ngời. Vì vậy các Ngài có thể giúp đở các chúng sanh khác. 

     Kết luận:
               Theo quan niệm Đại thừa thì mỗi chúng sanh, mỗi chúng ta, đều có 3 thân: Pháp thân,Báo thân và Hoá thân. Điều cần nhất là chúng ta phải dùng trí tuệ để khám phá ra 3 thân này. Khi chúng ta tiếp cận được  ba thân của Đức Phật, và tiếp cận được ba thân của chúng ta thì chúng ta sẽ bớt đau khổ hơn. Chúng ta có thể chuyển đổi đời sống của chúng ta và có thể chuyển đổi đời sống cho kẻ khác bằng cách chia sẽ Pháp thân của mình cho các chúng sanh khác.

   Toronto, 03 July 2019.

    Nguyễn Vĩnh Thượng