Gs Nguyễn Vĩnh Thượng
Panca
nivarana, tiếng Sanskrit, có nghĩa: panca
= năm / 5, nivarana = chướng ngại hay
trở ngại; vậy panca nivarana có nghĩa
là 5 chướng ngại (Av. Five hindrances/ five obstacles). Theo Phật giáo có 5 thứ
chướng ngại ngăn trở không những trong việc thực hành thiền định mà còn là chướng
ngại trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Có khi chỉ có một trong 5 chướng
ngại này ngăn trở việc thực hành thiền (Av. Meditation practice), hoặc có sự kết
hợp với các chướng ngại khác. Đức Phật đã giảng dạy về 5 chướng ngại này như
sau:
1.-Tham
dục (Av. Sensory desire) là sự mong muốn bất cứ điều gì để làm thoả mãn 5
giác quan (thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác và xúc giác) và tinh thần (ý
giác).
Các khát vọng về giác quan có thể có nhiều hình thức như ham muốn về tình dục, thức ăn, âm thanh v… v…
Để vượt khỏi chướng ngại tham dục, chúng ta cần phải tập trung tinh thần để đừng theo đuổi chướng ngại này nữa, hãy tập trung tinh thần vào những điều tốt lành, thanh khiết.
Các khát vọng về giác quan có thể có nhiều hình thức như ham muốn về tình dục, thức ăn, âm thanh v… v…
Để vượt khỏi chướng ngại tham dục, chúng ta cần phải tập trung tinh thần để đừng theo đuổi chướng ngại này nữa, hãy tập trung tinh thần vào những điều tốt lành, thanh khiết.
2.-Sân hận (Av. Anger) là sự giận dữ, ghét bỏ đối với một vật
hay một người không được vừa ý. Nhà Phật thường nói có 3 chướng ngại: tham, sân
và si. Để vượt khỏi chướng ngại sân hận,
chúng ta phải nuôi dưỡng lòng từ bi, lòng vị tha. Cơn giận dữ cần được chế ngự
để chuyển đổi thành tình cảm thông cảm người hay vật đối diện.
3.- Lười
biếng và chán chường
(Av. Sloth and boredom): thường gọi chung là hôn trầm. Người bắt đầu thực hành thiền thường có cảm giác buồn ngủ,
hoặc làm biếng trong buổi thực tập thiền. Buồn ngủ có thể là do thiếu ngủ, hoặc
vừa mới ăn nhiều quá, hoặc tâm trí có nhiều âu lo nên có cảm giác không thể tiếp
tục thực hành thiền.
Để vượt qua chướng ngại này, chúng ta có thể rửa mặt với nước ấm hoặc lạnh, hoặc có thể thay thế việc ngồi thiền bằng việc đi thiền (walking meditation). Giải pháp cuối cùng là ngưng thực tập thiền, đi ngủ một giấc ngắn (taking a nap).
Để vượt qua chướng ngại này, chúng ta có thể rửa mặt với nước ấm hoặc lạnh, hoặc có thể thay thế việc ngồi thiền bằng việc đi thiền (walking meditation). Giải pháp cuối cùng là ngưng thực tập thiền, đi ngủ một giấc ngắn (taking a nap).
4.-Bồn
chồn và lo lắng (Av. Restlessness and worry): bồn chồn là tâm trí không ổn định,
nghĩ việc này rồi sang nghĩ việc khác, thường ví tâm như con khỉ chuyền từ nhánh
cây này qua nhánh cây khác, khỉ không ở chỗ nào lâu; lo lắng hay hối hận việc này
đến việc khác. Người có tâm trạng bồn chồn và lo lắng thì không thể thực hành
thiền được.
Để vượt khỏi chướng ngại bồn chồn và lo lắng trong một số trường hợp việc cần thiết là phải tìm kiếm sự trợ giúp tâm lý trước khi bắt đầu việc thực hành thiền.
Để vượt khỏi chướng ngại bồn chồn và lo lắng trong một số trường hợp việc cần thiết là phải tìm kiếm sự trợ giúp tâm lý trước khi bắt đầu việc thực hành thiền.
5.-Hoài
nghi (Av. Doubt) là nghi ngờ hay phân vân về một điều gì. Bản chất của hoài
nghi thì không tốt cũng không xấu. Điều chính yếu là chúng ta phải giải quyết các
điều đang bị hoài nghi. Có thể hoài nghi về khả năng của mình: - tôi có thể làm
điều này không? - hoặc có thể hoài nghi về phương pháp mình đang thực hành: -
phương pháp này có phải đúng cách hay không? - hoặc nghi vấn về ý nghĩa của một
điều gì: - điều này có nghĩa là gì?; - Thiền sư (meditation Teacher) này có phải
là một ông thầy tốt (good teacher) không
?, dĩ nhiên thiền sư giỏi , cũng như vị hướng dẫn đội thể thao, sẽ đưa các học
viên đến chỗ thành công.
Để vượt khỏi chướng ngại hoài nghi, chúng ta hãy nhìn thẳng vào điều mình đang hoài nghi, và dùng lý trí để làm sáng tỏ và khám phá ra chân lý, tự trả lời một cách thỏa đáng những điều đã hoài nghi.
Để vượt khỏi chướng ngại hoài nghi, chúng ta hãy nhìn thẳng vào điều mình đang hoài nghi, và dùng lý trí để làm sáng tỏ và khám phá ra chân lý, tự trả lời một cách thỏa đáng những điều đã hoài nghi.
Kết luận:
Chúng ta nên làm suy giảm hay
loại trừ các chướng ngại để không những làm điều kiện tốt cho việc thực hành
thiền mà còn cho việc phát triển tinh thần và đạo đức của chúng ta nữa. Đi xa hơn,
nhờ đoạn diệt được tham, sân và si, chúng ta có thể đạt đến sự giải thoát và đạt
cứu cánh Niết-bàn, an nhiên, tự tại trong cõi đời này.
Toronto, 04
Sept. 2019
Nguyễn Vĩnh Thượng
Tài liệu tham khảo: như đã liệt kê trong các bài trước